Nấm da đầu là gì? Biểu hiện bệnh lý cụ thể và điều trị

Nấm da đầu là bệnh lý tuy không gây ra nguy hiểm gì với người bệnh nhưng lại rất khó chịu, thậm chí có thể lây truyền bệnh. Bệnh khiến cho cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng cũng như khiến người bệnh mất tự tin. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này qua những thông tin cụ thể sau. 

Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là một bệnh lý khi mà vùng da đầu bị nhiễm trùng và do các loài nấm khác nhau xâm nhập vào trong nang tóc gây ra. Hai loại nấm chủ yếu gây nên bệnh là Trichophyton và Microsporum, bất cứ đối tượng nào và bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh lý này. 

Bệnh thường dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác nhau có liên quan đến vùng da đầu như bị chấy, vảy nến hay á sừng. Chính vì thế, để khắc phục tình trạng bệnh lý này, nên đến các bệnh viện để được bác sĩ tư vấn và thăm khám. 

Nấm da đầu thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhau
Nấm da đầu thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhau

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nấm da đầu

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do các tác nhân dạng nấm sợi là Microsporum và Trichophyton. Những vùng da đầu ẩm ướt là môi trường thuận lợi để những sợi nấm này tấn công và xâm nhập vào bên trong những sợi tóc. Từ đó, khiến cho ngứa ngáy, khó chịu và có vảy gàu. Những tác nhân khiến cho nguy cơ nhiễm bệnh nấm da đầu cao và diễn biến nặng hơn đó là: 

Da đầu bẩn

Vệ sinh da đầu kém, mồ hôi, chất nhờn trên da chính là cơ hội để những nấm sợi này phát triển. Bên cạnh đó, kể cả khi bạn thường xuyên vệ sinh da đầu, nhưng gội đầu không đúng cách như chà xát, gãi mạnh sẽ khiến vùng da đầu của bạn càng dễ tổn thương. Điều này có thể gây nên bội.  nhiễm và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Bệnh có thể càng trầm trọng hơn nếu như không có hướng khắc phục hiệu quả.

Lây nhiễm từ người nhiễm nấm da đầu

Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong sinh hoạt, ngủ chung giòng rất dẽ nhiễm bệnh. Hoặc thông qua con đường gián tiếp như sử dụng đồ vật chung với người bệnh như khăn, quần áo, gối, chăn màn. Đây là cơ hội để vi sinh vật tấn công đến bạn gây ra nấm da đầu.

Nguồn nước không sạch

Nếu như sử dụng nguồn nước sinh hoạt không sạch sẽ để tắm, gội hàng ngày rất dễ gây ra nấm da đầu. Bên cạnh đó, còn có thể ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, gây ra hàng loạt bệnh lý khác.  

Thói quen xấu

Những thói quen xấu như lười gội đầu, để tóc ẩm đi ngủ mà không sấy cũng đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho các vi nấm xâm nhập và phát triển. Môi trường ẩm ướt và nhờn dính, giúp cho các vi nấm sinh sản nhanh hơn. 

Gội đầu không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên nấm vùng da đầu
Gội đầu không đúng cách cũng là nguyên nhân gây nên nấm vùng da đầu

Từ động vật

Một số loại vật nuôi trong nhà có thể tồn tại loại nấm gây bệnh. Nếu như tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh hoặc đồ vật của chúng có thể bị lây bệnh, gây ra tình trạng nấm vùng da đầu. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, những vật nuôi thân thiết như chó  mèo cần phải tắm, vệ sinh sạch sẽ.  

Những triệu chứng điển hình

Khi bị nấm, người bệnh có thể có những triệu chứng vô cùng khó chịu, có thể ảnh hưởng không nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt, đặc biệt là khiến cho người bệnh mất tự tin khi gặp người khác. Điển hình: 

Xuất hiện nhiều gàu

Khi những vi nấm tấn công vào da đầu, hệ thống bã nhờn quanh khu vực này sẽ tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Vậy nên, khi đó, bạn sẽ thấy vảy gàu xuất hiện nhiều hơn, nhưng chúng không khô mà thường vón và dính ướt. Tuy nhiên, triệu chứng này không quá nhiều người chú ý đến, đây là dấu hiệu điển hình của bệnh nấm da đầu, cần đi khám và điều trị triệt để. 

Ngứa da đầu

Việc da đầu có thêm nhiều gàu hơn sẽ thường đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy khó chịu vùng đầu. Dù bạn thực hiện gội thường xuyên nhưng triệu chứng này lại khó có thể khắc phục, bên cạnh đó, da đầu có thể xuất hiện thêm nhiều nốt mụn đỏ. 

Rụng tóc – Triệu chứng của nấm da đầu

Đây là dấu hiệu đã vào giai đoạn khá muộn khi bị nấm da đầu, tức là bắt đầu khoảng thời gian nhiễm bệnh từ khoảng 20 ngày đến 1 tháng. Lúc này số lượng tóc rụng càng ngày càng tăng, nếu như không có cách khắc phục sẽ khiến tóc bị thưa và mỏng dần. 

Bệnh nấm vùng da đầu nặng khiến số lượng tóc rụng càng ngày càng tăng
Bệnh nấm vùng da đầu nặng khiến số lượng tóc rụng càng ngày càng tăng

Rụng tóc thành từng mảng

Tình trạng tóc rụng từng mảng một, không thể kiểm soát được, chúng khiến da đầu bị hói từng đám hình tròn, bầu dục có đường kính từ 3-5cm. Bên cạnh đó, nặng hơn là viêm da lan rộng trên da đầu, trường hợp này bắt buộc phải cắt tóc để điều trị. 

Phương pháp điều trị nấm da đầu triệt để

Nếu như không điều trị sớm tình trạng này sớm, có thể gây ra biến chứng vô cùng trầm trọng và khó điều trị đó là Kerion. Lúc này, da đầu sẽ bị sưng phồng, chảy dịch mủ và lở loét. Vậy nên, cần phải có biện pháp để điều trị ngay từ khi bắt đầu có những triệu chứng khởi phát. Một số cách chữa trị bạn có thể áp dụng là: 

Điều trị nấm da đầu từ tự nhiên

Bạn có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên khác nhau để giúp cải thiện những triệu chứng nấm vùng da đầu rõ rệt: 

  • Chanh: Đây là loại acid tự nhiên có tác dụng rất hiệu quả để giúp điều trị bệnh bởi tác dụng kháng khuẩn và tiêu diệt các vi nấm. Bạn có thể dùng nước cốt chanh pha loãng rồi chấm đều lên chân tóc, massage khoảng 15 phút rồi đi xả sạch lại với nước. 
  • Dầu dừa: Với những bệnh nhân mắc bệnh lý nấm da đầu, có thể sử dụng dầu dừa rồi massage nhẹ nhàng lên tóc trong khoảng thời gian từ 1-5 phút giúp giảm rõ rệt các triệu chứng ngứa ngáy. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp tóc chắc khỏe và mượt mà hơn.
  • Tinh dầu tràm: Để giúp làm dịu những tổn thương do bệnh lý gây nên cũng như tiêu diệt nấm hiệu quả, có thể kết hợp cả tinh dầu tràm cùng với dầu dừa để ủ tóc, thực hiện 2 tuần/ lần sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rất rõ rệt. 
  • Dùng giấm: Bạn có thể dùng giấm pha loãng với nước để giúp làm giảm tình trạng da đầu ngứa ngáy, khó chịu.

Dầu dừa còn giúp tóc chắc khỏe và trị bệnh nấm hiệu quả hơn
Dầu dừa còn giúp tóc chắc khỏe và trị bệnh nấm hiệu quả hơn

Có thể bạn quan tâm:

Dùng thuốc tây

Bên cạnh các phương thuốc dân gian, bạn có thể sử dụng thuốc tây để điều trị dứt điểm tình trạng nấm da đầu. Bạn có thể sử dụng thuốc bôi hoặc là thuốc uống để điều trị bệnh tùy theo tình trạng bác sĩ, cụ thể như sau: 

  • Thuốc dạng bôi: Bạn có thể sử dụng loại thuốc này bôi lên trực tiếp đến vùng da đầu bị nấm giúp làm giảm hiệu quả tình trạng ngứa ngáy, tiêu diệt nấm bệnh. Nhưng cũng khó để dùng thuốc bôi bởi có nhiều vùng nấm bị tóc che khuất.
  • Thuốc dạng uống: Đây là phương pháp được đánh giá là triệt để nhất nếu như bạn đã áp dụng những phương pháp trên mà thuốc không có tác dụng. Dạng thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay đó là Terbinafine và Griseofulvin. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn,…Hãy luôn tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để phòng tránh những tác dụng phụ.

Bệnh nấm da đầu khiến cho người bệnh khó chịu, nếu không điều trị sớm khiến bệnh diễn biến nặng khó can thiệp. Thực hiện vệ sinh da đầu đúng cách, giặt giũ chăn gối để phòng ngừa đồng thời thăm khám khi có dấu hiệu bệnh để can thiệp đúng lúc, giúp bệnh được chữa trị hoàn toàn. 

Bài viết gần đây