Sỏi thận hiểu đơn giản là tình trạng các khoáng chất dư thừa trong nước tiểu bị tích tụ lại thành những khối rắn, cản trở hoạt động của thận. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không lành mạnh gây nên. Vì thế mà chế độ ăn uống chiếm vai trò rất lớn cho việc điều trị sỏi thận. Vậy người bị sỏi thận kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh? Những loại sỏi thận khác nhau, chế độ ăn kiêng có gì khác nhau?
Một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giữ cho những viên sỏi cũ không bị tăng kích thước, hạn chế hình thành sỏi mới và thậm chí còn đẩy nhanh quá trình đào sỏi nhỏ ra ngoài.
Hãy cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận kiêng ăn gì và ăn gì qua những thông tin dưới đây nhé!
1. Sỏi thận là gì?
Sỏi thận là một khối vật rắn hình thành trong thận và có thể bị mắc kẹt lại ở niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo. Kích thước của các viên sỏi này có thể chỉ như hạt cát, hạt sỏi nhưng cũng có thể lớn như viên ngọc trai và thậm chí là lớn hơn. Các viên sỏi này sẽ làm tắc nghẽn đường tiểu và gây nên các cơn đau quặn thận.
Tham khảo thêm:
- Top 7 cách chữa sỏi thận bằng quả dứa an toàn, hiệu quả cao
- Nguyên nhân gây sỏi thận bạn cần biết để phòng tránh
- 8 triệu chứng sỏi thận cảnh báo bạn nên đi khám ngay
Có 4 loại sỏi thận chính mà bạn cần quan tâm:
- Sỏi canxi là loại sỏi thận phổ biến nhất, thường gặp nhất là canxi oxalat.
- Sỏi axit uric có thể hình thành khi nước tiểu chứa quá nhiều axit.
- Sỏi struvite thường hình thành sau khi bạn bị nhiễm trùng hệ tiết niệu.
- Sỏi cystine rất hiếm và thường có tính chất gia đình.
Bài viết này đề cập đến sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì ở 2 nhóm sỏi phổ biến nhất là sỏi canxi, sỏi axit uric và lưu ý chung cho các dạng sỏi thận.
2. Sỏi thận kiêng ăn gì nếu bạn bị sỏi thận canxi?
Nếu bạn mắc phải loại sỏi canxi, dưới đây là lời khuyên dành cho chế độ ăn uống của bạn:
- Ăn ít muối. Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn và không nêm muối vào các món ăn.
- Hạn chế lượng protein trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Ăn nhiều protein sẽ khiến thận bài tiết nhiều canxi, nên sẽ tạo nhiều sỏi hơn. Lựa chọn thịt nạc thay vì các loại thịt nhiều mỡ, có da động vật.
- Ăn chanh, cam nhiều hơn, hợp chất citrate trong những thực phẩm này giúp ích trong ngăn ngừa sỏi canxi.
- Không bổ sung thêm vitamin D và canxi trừ khi có khuyến nghị từ bác sĩ.
- Cơ thể bạn vẫn yêu cầu một lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn uống hằng ngày, việc cắt giảm tuyệt đối canxi ngược lại làm tăng nguy cơ sỏi thận. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn các loại thức ăn có chứa nhiều canxi như sữa, phô mai, sữa chua, đậu phụ, hàu,… vừa phải mỗi ngày.
Đặc biệt trong các loại sỏi thận canxi, dạng sỏi canxi oxalat là phổ biến nhất. Vậy bệnh nhân sỏi thận kiêng ăn gì nếu được chẩn đoán là sỏi canxi oxalat? Một số loại thực phẩm giàu oxalat làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận mà bạn nên tránh bao gồm:
- Với trái cây: salad trái cây loại đóng hộp, quả mọng, dâu tây và nho.
- Với các loại rau: củ cải đường, tỏi tây, rau bina, khoai lang, sốt cà chua, rau bí…
- Đồ uống: trà và cà phê hòa tan
- Các loại thực phẩm khác: khoai tây chiên, đậu phụ, sôcôla và các loại hạt, cám lúa mì (trong bánh mì đen).
- Tránh bổ sung vitamin liều cao, lượng vượt quá 1000mg/ngày có thể tạo ra nhiều oxalat hơn trong cơ thể.
3. Sỏi thận kiêng ăn gì nếu bạn bị sỏi axit uric?
Chế độ ăn giàu purin sẽ dẫn đến tăng sản xuất axit uric trong cơ thể và cuối cùng là làm tăng nồng độ axit trong nước tiểu và hình thành sỏi thận. Vậy sỏi thận kiêng ăn gì nếu do tích tụ axit uric? Hãy tham khảo danh sách dưới đây, đó là các thực phẩm mà bạn cần tránh:
- Rượu
- Cá cơm
- Măng tây
- Các loại bánh có men nở chẳng hạn bánh mì
- Súp lơ trắng
- Cá trích
- Các loại đậu
- Nấm
- Dầu ăn
- Thịt nội tạng động vật như gan, thận,..
- Cá mòi
- Rau chân vịt
- Thức ăn và đồ uống có nhiều đường, đặc biệt là siro ngô có hàm lượng fructose cao.
Có thể bạn quan tâm:
- Táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị khoa học
- Tẩy tế bào chết – Phương pháp tẩy da chết cho từng loại da
Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán sỏi thận axit uric, hãy lưu ý các nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Không ăn quá 85 gram thịt trong mỗi bữa ăn.
- Tránh các loại thức ăn béo như kem, mayonaise và đồ chiên xào dầu mỡ.
- Hạn chế sữa, pho mát và các sản phẩm từ sữa.
- Ăn đầy đủ tinh bột mỗi ngày.
- Ăn nhiều chanh và cam. Uống nước chanh giúp cung cấp citrate – chất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi axit uric.
- Uống nhiều nước.
- Hãy giảm cân từ từ, đừng giảm cân cấp tốc vì điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric máu, tăng hình thành sỏi uric.
3. Bị sỏi thận kiêng ăn gì? Lời khuyên dinh dưỡng chung dành cho người bệnh
Mặc dù đáp án cho câu hỏi “người bị sỏi thận kiêng ăn gì” có thể khác nhau đôi chút ở một số loại sỏi thận cụ thể. Nhưng nhìn chung, khi được chẩn đoán bị sỏi thận, dưới đây là những khuyến cáo giúp bạn cân bằng lại chế độ ăn uống:
- Uống nhiều nước, đảm bảo đủ 2-3L nước mỗi ngày bao gồm cả nước lọc, cà phê, nước chanh. Lưu ý: người bị sỏi thận không nên uống nước ép bưởi và soda.
- Bổ sung đủ yêu cầu canxi trong chế độ ăn uống. Ví dụ như 3 ly sữa mỗi ngày là cần thiết để cung cấp canxi cho cơ thể. Và không nên bổ sung thêm canxi qua các chế phẩm viên uống, thực phẩm chức năng.
- Ăn ít muối.
- Ăn một lượng vừa phải chất đạm.
- Không nạp quá 1000g vitamin C mỗi ngày.
Hi vọng qua các thông tin trên đây, bạn có đã cho mình câu trả lời cho vấn đề: bị sỏi thận kiêng ăn gì và nên ăn gì. Từ đó, có thể giúp bạn xây dựng thực đơn dành cho người bị sỏi thận để ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh một cách hiệu quả nhé!