Thời gian gần đây số người bị tiểu đường đang không ngừng gia tăng và nhiều trường hợp gặp phải biến chứng nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Do đó bên cạnh việc điều trị nội khoa, bệnh nhân cũng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bài viết sau sẽ đưa ra một vài lời khuyên người bị tiểu đường kiêng ăn gì để kiểm soát tốt các biến chứng có thể xảy ra.
1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
Khi cơ thể gặp các rối loạn chuyển hóa đường trong máu thì sẽ dẫn tới tiểu đường. Rất tiếc là y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này mà chỉ có thể điều trị giảm triệu chứng của bệnh và duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.
Tham khảo thêm:
- 12 Dấu hiệu bệnh tiểu đường dễ nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ
- Tiểu đường tuýp 2: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng
- Tiểu đường tuýp 1: Dấu hiệu nhận biết và biến chứng nguy hiểm
Có 3 loại tiểu đường hình thành do những nguyên nhân khác nhau:
- Tiểu đường tuýp 1: do các tổn thương khiến tế bào beta của tiểu đảo tụy mất chức năng sản xuất insulin. Khi không có insulin thì glucose sẽ không thể đi vào tế bào mà bị giữ lại trong máu khiến cho nồng độ glucose trong máu tăng cao gây tiểu đường;
- Tiểu đường tuýp 2: là do tuyến tụy hoạt động kém hiệu quả không tiết đủ lượng insulin cần thiết, hoặc bản thân insulin hoạt động không hiệu quả dẫn tới hiện tượng kháng insulin, làm tăng đường trong máu dẫn tới đái tháo đường.
- Tiểu đường thai kỳ: xảy ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai. Ở thời kỳ này, nhau thai tiết ra một số hormone để kích thích sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên chúng có thể khiến cho cơ thể người mẹ gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc sử dụng insulin (kháng insulin). Do vậy, để duy trì một lượng đường ổn định trong máu, tuyến tụy của người mẹ sẽ tăng cường tạo ra nhiều insulin hơn (gấp 3 lần so với thông thường). Nếu cơ quan này sản xuất thiếu insulin, hàm lượng glucose (đường) trong máu tăng cao sẽ gây tiểu đường thai kỳ.
2. Bệnh nhân bị tiểu đường kiêng ăn gì?
2.1. Gạo trắng
Có thể nói gạo trắng chính là “quốc thực” của rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, việc ăn cơm làm từ gạo trắng thường xuyên sẽ làm tăng thêm khoảng 27% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là vì gạo trắng rất giàu tinh bột dễ khiến tăng glucose trong máu. Thay vì sử dụng gạo trắng, bạn có thể dùng gạo lứt vì loại gạo này chứa nhiều chất xơ và chứa ít đường.
2.2. Các loại trái cây sấy, phơi khô
Thực phẩm này mặc dù giàu chất dinh dưỡng và chất xơ nhưng lại không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường vì khi được sấy khô, lượng nước trong những loại quả này bị mất đi và lượng đường thì cô đặc lại, khi người bệnh ăn vào sẽ khiến đường tăng cao trong máu.
2.3. Thức ăn nhanh
Đồ ăn nhanh được xem là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người vì hương vị thơm ngon và tính thuận tiện của chúng. Tuy vậy, chúng lại chứa nhiều chất béo bão hòa cũng như chất bảo quản không tốt cho sức khỏe, làm gia tăng gánh nặng lên các tế bào dễ dẫn tới suy kiệt không tiết được insulin.
2.5. Những thực phẩm giàu chất béo
Bên cạnh những món ăn nhiều đường thì các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật, bơ, phomat sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch và tiểu đường.
2.4. Chuối
Mặc dù đây là loại quả có hương vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại không phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường do hàm lượng đường trong chuối ở mức khá cao. Thay vào đó, bạn hãy lựa chọn những loại quả khác như cam, quýt, bưởi,… để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể, ổn định lượng đường huyết.
2.6. Bánh mì
Carbohydrate và tinh bột có trong bánh mì sẽ được chia nhỏ hơn nên chúng trôi đi rất nhanh trong đường tiêu hóa, kéo theo tốc độ chuyển hóa vào máu cũng gia tăng nhanh chóng. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn làm chậm lại quá trình hấp thụ các khoáng chất và chất dinh dưỡng như sắt, kẽm,… từ thực phẩm khác.
2.7. Sữa tươi có đường
Sữa tươi có đường và sữa béo không nên xuất hiện quá thường xuyên trong thực đơn của người mắc bệnh tiểu đường vì sữa cũng khiến đường huyết tăng cao. Bạn có thể dùng sữa tươi không đường để thay thế với tần suất uống vừa phải vì loại đồ uống này chứa nhiều axit amin, vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa.
2.8. Thực phẩm ngọt
Những tín đồ hảo ngọt chắc hẳn sẽ rất thất vọng khi mình phải kiêng những thực phẩm ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,… bởi vì chúng được thêm rất nhiều đường trong công đoạn chế biến và sản xuất. Do đó những sản phẩm này chính là khắc tinh của cơ thể vì chúng là nguyên nhân khiến lượng đường huyết tăng cao chóng mặt.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị mụn cóc khoa học trả lại làn da mịn màng như ý
- Dầu gội trị gàu – Top 3 dầu gội để trị gàu được tin dùng
2.9. Mật ong
Tuy mật ong được coi là một loại “siro” tinh khiết – một món quà tuyệt vời do thiên nhiên ban tặng vì những lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng lại không dành cho những người bị bệnh đái tháo đường. Bởi vì trong mật ong chứa rất nhiều sucrose sẽ làm nghiêm trọng hơn các biểu hiện cũng như biến chứng của bệnh tiểu đường.
2.10. Khoai tây
Glycemic index là thành phần chiếm hàm lượng lớn trong khoai tây. Nó có khả năng làm gia tăng nhanh chóng hàm lượng đường huyết và nếu ăn nhiều khoai tây trong thời gian dài sẽ gây phá hủy các tế bào của tuyến tụy. Như chúng ta đã biết thì tuyến tụy có vai trò sản sinh ra hormone insulin rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa glucose trong máu. Chính vì thế một khi chức năng của tuyến tụy đã bị suy giảm thì sẽ dẫn tới nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Nhìn chung bệnh tiểu đường nếu biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, khoa học thì sẽ không có gì quá đáng ngại. Do vậy để cơ thể luôn được ổn định về sức khỏe, bạn hãy nhớ kỹ bị tiểu đường kiêng ăn gì để không làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.