Một số loại lá cây chữa bệnh tiểu đường phải kể đến như lá dứa, cây mật gấu, dây thìa canh,… Các loại thảo dược này thường được xem là ít tác dụng phụ. Vì thế, nhiều người thường lựa chọn cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà với cây thuốc. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng có hiệu quả hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và an toàn khi dùng cho sức khỏe.
Hãy cùng tìm hiểu tiểu đường nên uống lá gì và những lưu ý để sử dụng những loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường này hiệu quả hơn nhé!
Tiểu đường nên uống lá gì?
Các lá cây đề cập trong bài có tác dụng hỗ trợ đường huyết nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh rõ ràng vì vậy trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng bất cứ loại lá cây nào.
Tham khảo thêm:
- 13 Biến chứng tiểu đường nguy hiểm và cách phòng ngừa an toàn
- Thực phẩm cho người bị tiểu đường: 15 loại vừa ngon vừa bổ
- Bị tiểu đường kiêng ăn gì để kiểm soát biến chứng?
Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường ngày càng tăng cao, cũng vì thế mà có nhiều phương pháp chữa bệnh tiểu đường ra đời. Trong đó, với sự lành tính và ít tác dụng hơn so với các loại thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng các loại thảo dược có khả năng kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường tiến triển. Dưới đây là một số loại lá cây thường dùng trong kiểm soát đường huyết:
Lá dứa hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Lá dứa (hay còn gọi là lá nếp) là loại lá thường được dùng để tạo màu xanh và mùi thơm cho các món ăn của người Châu Á. Không những có mùi thơm, lá dứa còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của lá dứa đối với bệnh tiểu đường:
- Nghiên cứu trên chuột béo phì được thực hiện vào năm 2016 cho thấy chiết xuất từ lá dứa đã giúp làm tăng độ nhạy cảm với insulin và cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
- Nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên 30 người lớn khỏe mạnh cho thấy uống nước lá dứa ổn định đường huyết hơn so với nhóm người chỉ uống nước lọc.
Bạn có thể sử dụng lá dứa hỗ trợ chữa tiểu đường như sau:
- Lấy khoảng 1 nắm lá dứa, rửa sạch sau đó để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá và đun với 2,5 lít nước lọc. Đến khi nước sôi và vơi còn khoảng 2 lít thì tắt bếp.
- Chia đều nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Lưu ý nên uống nước lá dứa trước bữa ăn khoảng 20 phút và duy trì đều đặn.
Dây thìa canh
Dây thìa canh là một trong các loại lá cây giúp kiểm soát đường huyết được đánh giá cao bởi khả năng ngăn chặn hấp thu đường dư thừa ở ruột và thúc đẩy quá trình sản sinh insulin tự nhiên. Bên cạnh đó, dây thìa canh còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp người bệnh ổn định đường huyết.
Để dùng dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và với các mục đích tốt cho sức khỏe khác, trước tiên cần sơ chế dây thìa canh thành bột theo các bước sau:
- Lấy dây thìa canh tươi và rửa sạch. Sau đó, để cho ráo nước.
- Sấy khô hoặc phơi dây thìa canh, nghiền thành bột càng mịn càng tốt.
Sau đó mỗi lần sử dụng lấy khoảng 10g bột thìa canh nấu với 2 lít nước lọc để lấy nước uống trong ngày. Nên uống trước bữa ăn từ 30 phút – 1 giờ.
Tuy nhiên, sử dụng nhiều dây thìa canh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn,… Vì thế, bạn nên uống nước bột thìa canh ở một lượng nhất định, theo khuyến cáo trên hoặc chỉ dẫn từ bác sĩ.
Lá cây ổi hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy ăn ổi có thể giúp bạn làm giảm và kiểm soát đường huyết. Không những thế, trà từ lá của cây ổi cũng hứa hẹn là một phương pháp điều trị tiểu đường tự nhiên của tương lai. Trong đó, chiết xuất từ lá ổi đã được chứng minh là có khả năng ức chế alpha-glucosidase (alpha-GIs) – một enzyme đóng vai trò chuyển hóa tinh bột thành đường đơn.
Ở Nhật bản, các loại trà lá ổi được bán trên thị trường cũng đã được phê duyệt là một loại Thực phẩm Chăm sóc sức khỏe được phép Chỉ định và Sử dụng.
Uống trà lá ổi trong mỗi bữa ăn được kỳ vọng là liệu pháp hữu hiệu để kiểm soát đường huyết dành cho người tiền đái tháo đường và đái tháo đường. Bạn có thể tự làm trà lá ổi tại nhà bằng cách hái lấy khoảng 100g lá ổi non (hoặc lá ổi già nhưng lá ổi già sẽ có hàm lượng hoạt chất thấp hơn) và sắc thành nước uống hằng ngày.
Lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Sầu đâu
Lá sầu đâu, hay còn gọi là lá neem, là loại lá cây thường được dùng để kháng viêm trong điều trị các bệnh về cơ xương khớp, bệnh ngoài da,… Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn này sẽ giúp người bệnh tiểu đường ngăn chặn nguy cơ biến chứng xơ vữa động mạch. Ngoài ra, trong thành phần lá cây sầu đâu còn chứa nhiều hợp chất tốt giúp kìm hãm quá trình hấp thu đường cho người bệnh sau mỗi bữa ăn, nên thường được dùng như một loại lá cây kiểm soát đường huyết.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị mụn cóc khoa học trả lại làn da mịn màng như ý
- Dầu gội trị gàu – Top 3 dầu gội để trị gàu được tin dùng
Cách để sử dụng lá sầu đâu:
- Lấy khoảng 5-10g lá sầu đâu tươi sau đó phơi cho lá héo lại (không nên phơi đến khô lá).
- Sau đó nấu lá cùng với nước để uống trong ngày.
Lá cây mật gấu hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Lá cây mật gấu (hay còn gọi là lá đắng) là loại lá cây đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa tiểu đường trong Đông y. Đồng thời, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng đã ghi nhận khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 của loại lá cây này. Bên cạnh khả năng ổn định đường huyết, loại lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường này còn được sử dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về ung thư, chống viêm và giảm hàm lượng cholesterol xấu của cơ thể,…
Các bước sử dụng lá cây mật gấu để làm thuốc:
- Lấy khoảng 5g lá mật gấu, rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
- Sau đó, nấu lá mật gấu với nước sôi và hãm trong ấm hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm trà.
- Chia thành 2 lần uống mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì sử dụng trong thời gian dài để thấy rõ hiệu quả.
Một số lưu ý khi dùng lá cây hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng các loại cây thuốc trong hỗ trợ điều trị tiểu đường sẽ hiệu quả và an toàn hơn nếu bạn nắm rõ những lưu ý sau:
- Vì thời gian phát huy hiện quả chậm nên bạn cần kiên trì sử dụng các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường để cảm nhận hiệu quả điều trị tốt hơn.
- Những bài thuốc nam này chỉ giúp hỗ trợ bạn điều trị tiểu đường, không thể thay thế các loại thuốc điều trị tiểu đường được chỉ định từ bác sĩ. Vì thế, không nên tự ý ngưng uống thuốc hoặc phối hợp kê đơn thuốc Đông y và Tây y với nhau trong điều trị tiểu đường khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh tiểu đường vẫn cần duy trì phối hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và thường đi thăm khám bệnh.