Căn bệnh táo bón là một trong những vấn đề của đường tiêu hoá có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và tương đối phổ biến. Nếu không loại bỏ kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ kéo dài gây mãn tính và ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh lý này nhé.
Bệnh táo bón hay bón là gì?
Bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn bằng 3 lần/tuần và phân bị khô, cứng hơn bình thường. Triệu chứng dễ thấy của bệnh là gây đau và thậm chí là chảy máu khi đi. Hầu hết, táo bón không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe vì chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, không còn là vấn đề đường tiêu hoá nữa mà trở thành bệnh lý mãn tính. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và từ đó chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng theo, gây căng thẳng quá mức, ức chế lên nhu động ruột hoạt động bình thường.
Nguyên nhân gây ra chứng bón là gì?
Táo bón có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và những căn nguyên gây bệnh đó có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
Nguyên nhân nguyên phát
Các nguyên nhân nguyên phát gây táo bón có thể kể đến gồm:
- Bón nhu động bình thường: Do cơ chế tống phân bị rối loạn và xuất phát từ vòng cơ hậu môn, rất khó để phát hiện khi khám thực thể.
- Bón nhu động chậm: Do nhu động ruột kém nên gây chướng bụng và ít có nhu cầu đại tiện, thường xảy ra ở phụ nữ.
- Rối loạn chức năng sàn chậu: Do những khối cơ và dây chằng đã thoái hoá không giữ đúng vị trí cơ quanh vùng chậu khiến hậu môn và trực tràng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân thứ phát gây táo bón
Nguyên nhân thứ phát gồm một số các điểm có thể kể đến gồm:
- Ăn uống, sinh hoạt: Do người bệnh ăn thực phẩm ít chất xơ và chất béo bị dư thừa, không uống đủ nước, ở trẻ em là do uống nhiều sữa bột có công thức nhiều đạm, đường hoặc thường xuyên trì hoãn việc đại tiện.
- Bệnh lý thực thể: Người bệnh bị một số bệnh như tắc nghẽn ống tiêu hoá, to trực tràng vô căn, nứt hậu môn, trĩ huyết khối,… đều có nguy cơ cao bị táo bón.
- Bệnh lý toàn thân: Người bệnh bị mắc một số bệnh về tâm lý, về thần kinh, rối loạn nội tiết, tuyến giáp hoặc nhiễm độc chì,… có thể làm xuất hiện tình trạng bị bón.
- Mang thai: Cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cùng với áp lực tử cung lên ruột sẽ gây ảnh hưởng tới nhu động ruột và từ đó dẫn tới chứng bón ruột.
- Do sử dụng thuốc: Người bệnh sử dụng thường xuyên một số loại thuốc như lợi tiểu, chống viêm, chống trầm cảm, kháng Cholinergic, chóng co giật,… dài ngày đều có thể gây ra chứng táo bón.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý táo bón
Các triệu chứng bón ruột ở từng độ tuổi và từng đối tượng có phần khác nhưng nhưng thường sẽ có một số các triệu chứng chung như:
- Người lớn: Không đi đại tiện quá 3 lần/tuần và thời gian giữa những lần cách nhau quá 3 ngày, cảm giác chướng bụng, rặn nhưng không đi được hoặc rất khó khăn khi tống phân ra ngoài, phân có lẫn máu do xuất huyết hậu môn.
- Trẻ em: Không đi đại tiện quá 3 lần/tuần, bụng bị chướng và khó rặn, phân cứng, chảy máu nhẹ ở hậu môn do rặn quá mức tức là đã mắc táo bón. Trẻ lười ăn/bú, quấy khóc liên tục và ngủ không ngon giấc do bị chướng bụng và đau bụng.
Phương pháp chẩn đoán chứng bón
Với những triệu chứng trên, người bệnh có thể phát hiện được táo bón nhưng lại không biết nguyên nhân gây ra chứng bệnh là gì. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm nhằm chẩn đoán rõ ràng và tìm ra nguyên nhân để đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn.
Xét nghiệm phân và máu
Việc xét nghiệm máu sẽ được tiến hành nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của chứng tiểu đường, thiếu máu hoặc suy giáp, là nguyên nhân gây nên chứng táo bón ở nhiều người. Bên cạnh đó, xét nghiệm phân sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được dấu hiệu gây viêm, nhiễm trùng hoặc ung thư.
Chụp CT và MRI xác định nguyên nhân táo bón
Việc thực hiện kiểm tra một loạt các hình ảnh cắt lớp và cộng hưởng từ của đường tiêu hoá sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh táo bón.
Nội soi đại tràng và đo áp lực hậu môn trực tràng
Việc nội soi đại tràng sẽ giúp bác sĩ có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở ruột kết, ví dụ như khối u gây ra tình trạng táo bón. Người bệnh được cho uống một lượng nhỏ chất phóng xạ ở dạng thuốc nhằm đo áp lực hậu môn trực tràng và để theo dõi thời gian chất này di chuyển qua ruột là bao lâu.
Xét nghiệm chức năng ruột khác
Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác để kiểm tra những vấn đề bất thường để phát hiện táo bón và đánh giá việc giữ, thải phân tốt như thế nào đối với hậu môn và trực tràng. Xét nghiệm được tiến hành phổ biến là chụp X-quang.
Phương pháp điều trị bệnh lý
Việc điều trị chứng bệnh táo bón sẽ được xác định phương pháp dựa theo những nguyên nhân gây ra căn bệnh. Về cơ bản, các biện pháp để loại bỏ chứng bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân này được kể đến sau đây.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ hấp thụ dinh dưỡng của mình sao cho phù hợp để loại bỏ chứng bón càng sớm càng tốt. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày chính là khuyến cáo đầu tiên bạn cần ghi nhớ, trong đó bao gồm cả việc uống nước ép trái cây.
Về tiếp thụ thực phẩm, người bệnh cần thay đổi, ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây rau xanh, ngũ cốc nguyên cám hoặc những loại thực phẩm lỏng như súp, cháo. Tuyệt đối tránh xa các loại quả xanh chát, những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều đường, không sử dụng nhiều nước ngọt đóng chai hay rượu, bia,… gây táo bón.
Siêng năng vận động cơ thể
Không chỉ là người bệnh mà ngay cả người bình thường cũng cần dành ra một khoảng thời gian, ít nhất 30 phút trong ngày để tập thể dục và cho cơ thể vận động nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc táo bón. Khi di chuyển, các cơ trong ruột cũng sẽ được hoạt động nhiều hơn và từ đó thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của hệ tiêu hoá.
Có thể bạn quan tâm:
- Tẩy tế bào chết – Phương pháp tẩy da chết cho từng loại da
- Trị thâm mụn – Những phương pháp hiệu quả nhất nên áp dụng
Không nhịn đại tiện để tránh táo bón
Nhiều người thường xuyên trĩ hoãn việc đi đại tiện khiến cho hậu môn trực tràng càng thêm áp lực và tình trạng táo bón cũng từ đó mà nghiêm trọng hơn. Không chỉ có thế, người bệnh cũng cần tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định trong ngày để điều chỉnh cho bản thân một thời khoá biểu sinh hoạt hiệu quả.
Điều trị bằng thuốc
Có một số các loại thuốc giúp nhuận tràng có thể giúp điều trị chứng bệnh bón trực tràng hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà phải tuân theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc trẻ nhỏ, không dùng bất cứ loại thuốc nào cho trẻ sơ sinh.
Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây táo bón
Đây là phương pháp điều trị cao nhất để loại bỏ chứng táo bón ở những người bị bệnh do bản thân đã mắc một số các bệnh lý thực thể. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật đối với các bệnh nhân được phát hiện ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ đã sang giai đoạn mãn tính.
Những thông tin ở bài viết trên đây đã giúp cung cấp cho bạn kiến thức về căn bệnh táo bón cùng với những nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện cơ bản và cách để chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Nếu thấy bản thân có bất cứ dấu hiệu nào được nêu trên, bạn đừng chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.