Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em không những khiến trẻ nhỏ khó chịu mà còn khiến các bậc phụ huynh đau đầu tìm cách giải quyết tình trạng này. Vậy hội chứng này này có các biểu hiện cụ thể nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao, hãy cùng Ths. Nguyễn Minh Hoàng giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là gì?

Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở trẻ em là một dạng rối loạn chức năng tiêu hóa do những thay đổi trong cách thức hoạt động của đường tiêu hóa mà không có tổn thương niêm mạc. Thông thường, cơ quan tiêu hóa của trẻ mẫn cảm hơn so với người lớn.

Tham khảo thêm:

Thức ăn đi từ thực quản đến đại tràng nhờ sự vận động nhu động ruột. Nhu động ruột ở trẻ bị rối loạn (tăng nhu động ruột hoặc giảm nhu động ruột) dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hoặc di chuyển quá nhanh, khiến trẻ nhỏ gặp phải một nhóm các triệu chứng như đau bụng, nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái, đầy hơi, chướng bụng kèm theo tiêu chảy, táo bón.

Có khoảng 5-20% trẻ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Con số này cũng tương đương với tỉ lệ % người trưởng thành gặp phải. Trẻ em có tiền sử đau bụng tái phát nhiều lần có nguy cơ mắc IBS ở tuổi vị thành niên và trưởng thành.

2. Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Trẻ thường gặp phải các triệu chứng đau bụng, đầy hơi…
Trẻ thường gặp phải các triệu chứng đau bụng, đầy hơi…

Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) có nhiều biểu hiện khác nhau, tùy vào cơ địa. Một số triệu chứng biểu hiện thông thường như:

  • Đau bụng liên tục trên 3 tháng (tình trạng mạn tính)
  • Thay đổi thói quen đi tiêu như táo bón, tiêu chảy
    • Đau bụng ở trẻ sơ sinh (dưới 4 tháng tuổi)
    • Trào ngược dạ dày thực quản (ở trẻ dưới 2 tuổi)
    • Tiêu chảy mạn tính không đặc hiệu (ở trẻ dưới 4 tuổi)
    • Táo bón (ở mọi lứa tuổi)
  • Bụng khó chịu (buồn nôn)
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi, chướng bụng, nổi cục cứng ở bụng
  • Chuột rút
  • Cảm giác đi tiêu không hết phân, phân có lẫn chất nhầy
  • Nghe rõ âm thanh của rối loạn nhu động ruột

3. Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng về nguyên nhân gây nên ruột kích thích ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc IBS ở trẻ em như:

  • Căng thẳng, khó chịu: Làm tăng tốc độ hoạt động của ruột già và làm chậm hoạt động ở dạ dày.
  • Di truyền: Trẻ có nguy cơ mắc IBS nếu một hoặc cả hai bố mẹ đều mắc chứng rối loạn này.
  • Quá nhiều hại khuẩn phát triển trong ruột
  • Chế độ ăn uống có nhiều chất béo, đồ cay nóng

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, các tác nhân kích thích IBS ở từng trẻ có sự khác nhau. Một số trẻ gặp phải tiêu chảy khi ăn sữa chua nhưng một số trẻ lại không. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ từng thói quen ăn uống của trẻ để “nhận diện” nguyên nhân một cách đúng nhất.

4. Chẩn đoán bé bị hội chứng viêm đường ruột kích thích

Bên cạnh việc sàng lọc lâm sàng các triệu chứng thường thấy ở IBS, các bác sĩ có thể theo dõi các biểu hiện đi kèm như sút cân, nôn mửa, sốt không lý do, tiêu chảy ra máu, chậm phát triển, gan to… để chẩn đoán chính xác hơn.

Một số xét nghiệm để kiểm tra nhiễm trùng và viêm như:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra xem trẻ có bị thiếu máu, nhiễm trùng hay bị bệnh do viêm hay kích ứng hay không
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy
  • Xét nghiệm phát hiện máu ẩn trong phân. Dùng để xác định viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, giúp chẩn đoán loại trừ
  • Thử nghiệm dung nạp lactose (lactose tolerance test): Kiểm tra có gặp chứng không dung nạp lactose hay không
  • Nội soi: Kiểm tra các tổn thương niêm mạc

Chẩn đoán bé bị hội chứng viêm đường ruột kích thích
Chẩn đoán bé bị hội chứng viêm đường ruột kích thích

Có thể bạn quan tâm:

5. Điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em

Theo Ths Nguyễn Minh Hoàng, vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để các triệu chứng của IBS. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa các triệu chứng bằng một số mẹo chữa hội chứng ruột kích thích ở trẻ em như:

  • Thay đổi khẩu phần dinh dưỡng theo chế độ FODMAP (giảm các carbohydrate khó tiêu hóa ra khỏi thực đơn)
  • Bổ sung lợi khuẩn nếu trẻ thường xuyên gặp rối loạn tiêu hóa hoặc các triệu chứng của IBS
  • Áp dụng liệu pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích hệ tiêu hóa của trẻ như:
    • Chia nhỏ bữa ăn, tránh các bữa ăn chính quá tải chất dinh dưỡng
    • Hạn chế thực phẩm giàu chất béo
    • Hạn chế sữa và các chế phẩm từ sữa có lactose (trường hợp cơ thể không dung nạp lactose)
    • Tránh caffeine và chất làm ngọt nhân tạo

Nếu trẻ mắc phải các triệu chứng kéo dài như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị tạm thời. Tuy nhiên, giải pháp tối ưu nhất với trẻ là hạn chế tối đa những nguyên nhân có thể kiểm soát được khi mắc phải hội chứng ruột kích thích.

6. Lời khuyên cho trẻ

Cũng theo Ths. Nguyễn Minh Hoàng, biểu hiện ruột kích thích ở mỗi trẻ sẽ có sự khác biệt. Các bậc phụ huynh cần nắm rõ được các đặc điểm của IBS để “bắt bệnh” chính xác cho trẻ như:

  • IBS là một rối loạn lâu dài (mạn tính), ảnh hưởng đến ruột già và ruột kết
  • IBS có thể gây ra các triệu chứng đau bụng
  • Hội chứng ruột kích thích không chữa khỏi được. Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Nên tìm ra các yếu tố làm tăng nặng triệu chứng để hạn chế
  • Các triệu chứng của ruột kích thích có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của trẻ, làm trẻ thiếu tự tin, hoặc kém hấp thu dưỡng chất dẫn đến sụt cân. Ba mẹ nên đồng hành để giúp trẻ làm quen và thích nghi.

Trên đây là một số thông tin về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị. Hãy chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để trẻ phát triển tốt nhất.

 

Bài viết gần đây