Đồi mồi có thể coi là khắc tinh của chị em phụ nữ. Chúng khiến chị em phụ nữ mất tự tin và cảm thấy rằng mình bị già đi so với tuổi. Nhiều người lo lắng rằng: “Không biết đồi mồi có lây không?”. Vậy thì cùng chúng tôi đi tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Sự xuất hiện của đồi mồi trên da là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Vậy để biết được đồi mồi có lây không thì bạn cần phải tìm hiểu rõ đồi mồi và nguyên nhân gây nên tình trạng đồi mồi ở da.
Đồi mồi có lây không?
Đồi mồi còn gọi là Solar lentigo, là một tình trạng rối loạn hắc sắc tố melanin ở da. Việc gia tăng những hắc sắc tố melanin và tập trung tại một điểm sẽ tạo nên tình trạng đồi mồi. Những đốm đồi mồi thường rất nhỏ và có khoảng cách, sự giới hạn rõ ràng. Sự xuất hiện đồi mồi thường diễn ra ở độ tuổi 40 trở đi khi da lão hoá và ngày càng rõ rệt hơn tuỳ thuộc vào cơ địa từng người. Vì vậy, chúng khiến chị em phụ nữ cảm thấy mất tự tin về làn da của mình.
Đồi mồi hoàn toàn vô hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đây không phải là biểu hiện của một bệnh lí nên đồi mồi sẽ không lây từ người này sang người khác, mà đồi mồi chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Vậy đáp án cho câu hỏi “Đồi mồi có lây không?” là không bạn nhé!
Cách nhận biết tình trạng đồi mồi
Đồi mồi là những đốm nhỏ trên da, thường có màu nâu, xám hay màu đen. Kích thước của đồi mồi trên da là từ 0,5-2,5cm và thay đổi theo từng vùng, từng người. Đồi mồi thường xuất hiện ở những vùng dễ đón nắng hơn các vùng khác như mặt, bàn tay, lưng hoặc vai.
Đồi mồi gặp phổ biến ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày nay do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời gay gắt nên độ tuổi bị đồi mồi đang trẻ hoá lên và có thể gặp ở tuổi 25.
Hắc sắc tố melanin được coi là “cái ô của làn da”, là một vật chất màu nâu. Hắc sắc tố này được sản sinh ra với một sứ mệnh cao cả là bảo vệ da và cơ thể trước quá trình oxy hoá và nhất là các tác động gây hại của tia UV. Khi melanin sản sinh ra nhiều hơn bình thường, nó sẽ tập trung lại một chỗ làm cho da của bạn sẫm màu hơn, từ đó hình thành nên đồi mồi trên da.
Nguyên nhân xuất hiện đồi mồi
Có nhiều tác nhân gây tăng sinh melanin, nhưng có thể chia làm 2 nhóm chính sau:
- Phổ biến hơn cả là sự tác động của tia UV lên da. Tia UV gây peroxy hoá lipid màng tế bào, tạo gốc tự do, kích thích sản sinh ra melanin. Melanin “chống nắng” cho bạn bằng cách hấp thu tia UV. Mặt khác, melanin có màu sẫm để có khả năng hấp thu và chuyển hoá nhiệt hơn. Vì vậy bước sang độ tuổi 40, da sẽ khô hơn, mỏng hơn, da càng lúc càng giảm khả năng tự đào thải và melanin sẽ tập trung một chỗ tạo nên đốm nâu trên da hay còn gọi là đồi mồi.
- Chăm sóc da không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đồi mồi ở da. Việc tẩy da chết hoặc peel da (ví dụ như sử dụng một số chất có hoạt tính mạnh AHA, BHA, retinol,…) quá nhiều sẽ làm cho da bị mỏng đi, hàng rào bảo vệ suy yếu tăng nguy cơ gây nên tình trạng đồi mồi.
Bên cạnh nguyên nhân gây đồi mồi kể trên thì một số yếu tố như di truyền, rối loạn nội tiết khi mang thai, chế độ dinh dưỡng không hợp lí, dùng thuốc kháng sinh… cũng làm xuất hiện đồi mồi ở da.
Điều trị đồi mồi khó khăn, tốn kém và khá phức tạp nên phương án điều trị đồi mồi tốt nhất là dự phòng đồi mồi, đừng để đồi mồi xuất hiện nhiều trên da. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy bảo vệ làn da của mình thật đúng cách!
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề “Đồi mồi có lây không?”. Mong rằng những thông tin trên giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về tình trạng đồi mồi và cách phòng ngừa đồi mồi trên làn da. Cảm ơn quý độc giả theo dõi!