Bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa sỏi thận bằng y học Tây y, các cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà cũng đem lại hiệu quả chữa trị rất tốt.
Top 9 cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả cao
Bệnh sỏi thận trở thành “rào cản” trong cuộc sống hằng ngày của nhiều người bệnh. Bởi phần lớn những người bị sỏi thận thường sẽ phải trải qua những cơn đau quặn thận, đau lưng hay đau vùng bụng dưới.
Tham khảo thêm:
- Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận: Nên và không nên ăn gì?
- Tham khảo ngay 6 cách làm giảm đau sỏi thận tại nhà
- Đi tìm lời giải đáp: Sỏi thận kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Ở giai đoạn đầu, khi sỏi thận còn bé và những cơn đau chưa xuất hiện nhiều, hầu hết người bệnh sẽ tìm tới các phương pháp điều trị dân gian. Bởi những phương pháp này dễ tìm nguyên liệu, thực hiện đơn giản, lành tính hơn các phương pháp Tây Y.
Tham khảo các cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà an toàn và hiệu quả như sau:
Bài thuốc trị sỏi thận dân gian với Dứa
Dứa là loại trái cây rất quen thuộc, chứa nhiều axit citric rất hiệu quả trong ngăn ngừa sự kết tủa tạo sỏi của canxi, oxalate hoặc axit uric. Ngoài ra, loại trái cây này còn có chứa rất nhiều nước, vitamin C và B1 giúp tăng cường chức năng miễn dịch để ngăn ngừa và chống lại các biến chứng viêm nhiễm ở thận.
Dùng dứa trong điều trị sỏi thận, người ta thường được kết hợp với đường phèn chua hoặc trứng để tăng hiệu quả. Thực hiện chữa bệnh sỏi thận theo các cách sau:
Cách 1: Kết hợp dứa với phèn chua
- Chuẩn bị 1 quả dứa đem gọt sạch vỏ
- Khoét một lỗ ở giữa lõi dứa và nhét vào trong đó 0,3g đường phèn chua
- Hấp cách thủy dứa phèn chua hoặc nướng chín trên bếp than trong 30 phút
- Sau đó ép lấy nước cốt, chia làm 2 lần uống trong ngày
- Uống liên tục trong 7 ngày sẽ thấy hiệu quả
Cách 2: Dùng dứa kết hợp với trứng gà
- Dùng một quả dứa chín rửa sạch, nướng nguyên cả vỏ trên bếp than cho đến khi cháy xém phần vỏ bên ngoài
- Loại bỏ vỏ dứa, ép lấy nước cốt
- Đánh tan một quả trứng gà rồi trộn với nước dứa vừa ép
- Uống làm hai lần mỗi ngày với liệu trình điều trị là 3 ngày
Chuối hột
Chuối hột nổi tiếng với tác dụng chữa bệnh tiểu đường, sỏi thận, hắc lào lang ben, đau mỏi khớp, tăng mỡ máu. Thực hiện chữa sỏi thận bằng chuối hột theo các cách:
- Dùng 7 quả chuối hột già chưa chín, thái miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô
- Sao vàng, hạ thổ cho nguội rồi sắc với 3 bát nước lấy 1 bát
- Uống khi còn nóng sau ăn, 4 bát/ngày
- Kiên trì dùng trong 1 tháng liên tục để đánh tan viên sỏi
Kiên trì dùng chuối hột sẽ làm giảm kích thước sỏi
Cách 2: Dùng bột chuối hột
- Thái quả chuối hột già thành khoanh mỏng
- Sao cho đến khi khô hoàn toàn, hạ thổ trong 2 ngày rồi tán bột mịn
- Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần lấy 12g bột thuốc pha với nước ấm uống
Quả sung
Sung là loại quả có tính mát, vị chát và hiệu quả kháng viêm, giải độc và giảm đau do sỏi thận. Các loại axit hữu cơ trong sung cũng bào mòn và tán nhỏ viên sỏi và đào thải sỏi rất tốt. Bài thuốc phù hợp cho những trường hợp sỏi thận 2mm, 3mm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 200g quả sung tươi, rửa sạch, thái lát, phơi khô
- Sao sung khô chuyển sang màu vàng, hạ thổ
- Sắc với 500ml nước, còn 200ml thì dừng
- Chia thành 3 phần đều nhau uống sau các bữa ăn chính trong 2 – 3 tuần liên tục
Chữa bệnh sỏi thận tại nhà bằng cây cúc tần
Cây cúc tần (hay cây từ bi) có chứa nhiều tinh dầu với khoảng 18 chất triterpen khác nhau. Chúng giúp cải thiện chức năng thận, giúp tăng lọc và đào thải chất cặn bã ở cầu thận, tránh tích lũy gây sỏi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 20g cúc tần khô, 10g rau om và 1,5 gram bột hoạt thạch
- Đun tất cả với 2,5 lít đến khi nước trong ấm cạn còn 2 lít thì dừng
- Uống thay nước trong ngày cho hết
- Với trẻ bị bệnh sỏi thận dùng 1/3 lượng nước trên
Cây cỏ xước
Theo một số tài liệu y học cổ truyền, cây cỏ xước tính mát, có hiệu quả giải nhiệt tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích hoạt động đào thải viên sỏi ra ngoài và cải thiện các hoạt động của thận.
Để trị sỏi thận bằng cỏ xước, người bệnh thực hiện theo 1 trong 2 cách như sau:
Cách 1: Canh cỏ xước
- Hái lá cỏ xước non, rửa sạch, băm nhỏ
- Xào qua lá cỏ xước, nêm nếm gia vị và thêm nước
- Đun sôi kỹ để rau chín mềm dễ ăn
Cách 2: Nước sắc cỏ xước
- Chuẩn bị 15 – 30g lá cỏ xước
- Sắc cỏ xước lấy nước đặc uống
- Dùng liên tục trong 1 tháng là giảm được kích thước của viên sỏi
Lá mơ
Lá mơ cũng được dùng làm thuốc trị sỏi thận do đặc tính mát, khả năng giải nhiệt, cải thiện chức năng và đào thải độc tố giúp thận tiêu sỏi, thông tiểu. Trường hợp sỏi thận gây bí tiểu, người bệnh có thể tận dụng lá mơ để khắc phục như sau:
- Hái 1 nắm lá mơ lông đem đi rửa sạch
- Bỏ vào cối giã nát rồi vắt lấy nước cốt
- Uống trực tiếp hoặc đun nóng uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần
Râu Ngô
Râu ngô là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc gia truyền chữa sỏi thận nhờ có khả năng lợi tiểu tự nhiên. Người bệnh nên chọn những cọng râu ngô già có màu vàng óng để nấu, uống thay nước uống hằng ngày sẽ giúp giải nhiệt, trị nóng trong và làm sạch các chất cặn. Đồng thời, giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ trong đường tiết niệu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.
Ngoài ra, râu ngô còn chứa nhiều vitamin A, B, C, K cùng các thành phần như canxi, kali có tác dụng mát gan, lợi huyết, giảm độc, ổn định hàm lượng đường huyết, cải thiện các hoạt động sống của thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Có thể dùng râu ngô theo các cách sau:
Cách 1: Uống nước râu ngô
- Lấy 1 nắm râu ngô rửa sạch, bỏ vào ấm
- Đổ đầy nước và đun sôi khoảng 10 phút (chú ý nấu loãng, không dùng nước thuốc quá đặc)
- Gạn uống hằng ngày trước khi ăn khoảng 1 tiếng
Cách 2: Kết hợp râu ngô với các thảo dược khác
- Chuẩn bị: râu ngô, mã đề, cây mía và rễ tranh mỗi thứ một ít
- Đổ đầy nước, đem nấu nước kỹ
- Uống thay nước uống hằng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Dùng kim tiền thảo
Kim tiền thảo là vị thuốc nổi tiếng trong điều trị sỏi thận, sỏi túi mật. Theo các nghiên cứu, hoạt chất coumarin trong kim tiền thảo sau khi vào đại tràng tiếp xúc với môi trường kiềm sẽ được biến đổi thành axit coumaric có tác dụng phá vỡ cấu trúc của muối canxi. Bởi vậy sử dụng kim tiền thảo thường xuyên sẽ giúp giảm kích thước viên sỏi, làm giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận gây ra.
Cách thực hiện:
- Dùng 10 – 30g kim tiền thảo, rửa sạch
- Cho vào ấm đun thật kỹ để lấy nước đặc, chia uống 2 – 3 lần/ ngày
Chú ý, Kim tiền thảo có tác dụng giãn mạch, giảm huyết áp nên cần thận trọng khi sử dụng cho những đối tượng này.
Lá dâu tằm
Trong dân gian, lá dâu tằm được sử dụng như một vị thuốc tự nhiên để chống lại bệnh sỏi thận. Bài thuốc này thích hợp cho những người bị sỏi thận gây tiểu nhiều về đêm. Có thể dùng lá dâu non hoặc già để trị sỏi thận.
Cách 1: Chữa sỏi thận bằng lá dâu non
- Chuẩn bị 1 nắm lá dâu non tươi, rửa sạch bằng nước muối
- Bỏ vào máy xay sinh tố, thêm 1 ly nước lọc và xay nhuyễn
- Lọc nước cốt lá dâu non uống đều đặn mỗi ngày
Có thể bạn quan tâm:
- Táo bón – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị khoa học
- Tẩy tế bào chết – Phương pháp tẩy da chết cho từng loại da
Lưu ý khi chữa bệnh sỏi thận tại nhà
Chữa bệnh sỏi thận tại nhà bằng các mẹo dân gian rất đơn giản, an toàn và đem lại hiệu quả nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên, để các bài thuốc phát huy công dụng chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà chỉ thích hợp với những trường hợp bị sỏi thận giai đoạn đầu, khi viên sỏi có kích thước nhỏ và chưa có biến chứng nguy hiểm. Những trường hợp sỏi lớn trên 5mm cần tham khảo phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
- Các bài thuốc rất lành tính nhưng hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và tình trạng bệnh. Có nhiều cách có tác dụng với người này nhưng không có tác dụng với người kia, do vậy người bệnh nên kiên trì, không nóng vội.
- Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng các phương pháp này.
- Nếu sau một khoảng thời gian áp dụng mà bệnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn, người bệnh cần ngừng thuốc sỏi thận và đến bệnh viện để thăm khám và điều trị bằng các phương pháp tích cực hơn.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải sỏi thận ra ngoài.
- Trong ăn uống, người bệnh cần kiêng muối, ăn mặn và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin cho cơ thể.
- Không nhịn tiểu tiện
- Thường xuyên thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
Trên đây là 21 cách chữa bệnh sỏi thận tại nhà an toàn, lành tính và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Người mắc bệnh sỏi thận có thể tham khảo các bài thuốc trên và lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.