Nếu bạn chưa có cơ hội để trải nghiệm đến các vùng Tây Nguyên thì bạn có thể lựa chọn đi du lịch Gia Lai. Biển Hồ là một địa điểm rất nổi tiếng cùng khám phá những bí ẩn về Biển Hồ Gia Lai mà có thể bạn chưa biết trong bài viết này
Biển Hồ là địa điểm thú vị với du khách
Có lẽ Biền Hồ là một nơi thú vị bật nhất Tây Nguyên. Có lẽ nào ở một vị tri cao hơn mực nước biển cả ngàn mét, có một nơi mà người ta gọi là Biển. Có đấy, chính là cái Hồ mệnh danh như Biển mọi người gọi bằng tên thân thương Biển Hồ.
Xem thêm:
- Review Checkin Biển hồ T'Nưng Gia Lai: địa chỉ, cách đi chi tiết 2022
- Điểm danh 20 địa điểm du lịch Gia Lai hấp dẫn bậc nhất
- Tổng hợp kinh nghiệm du lịch Gia Lai tự túc chi tiết từ A-Z
Biển Hồ là địa điểm check-in gây tò mò và thú vị đối với du khách phương xa đến phố núi Pleiku, đến du lịch Gia Lai. Phải ghé thăm Biển Hồ, ngắm nhìn “đôi mắt Pleiku” gợn sóng nước trong xanh giữa mùa nắng biên biếc mùa Hạ. Biển Hồ được bao bọc xung quanh là rừng thông vài chục năm tuổi nghiêng mình soi bóng nước.
Biển Hồ gắn với nhiều truyền thuyết mà từ đó cư dân nơi đây thêu dệt ít nhiều khiến Biển Hồ vừa đẹp vừa thiêng. Không thiêng sao được, Biển Hồ là gắn liền với nhiều huyền thoại qua nhiều thế hệ cư dân phố núi Pleiku
Hồ là hồ, biển là biển cớ sao gọi là Biển Hồ?
Biển Hồ là tên được người Kinh đặt, còn tên thật của nó là T’ Nưng, đây là một miệng núi lửa khổng lồ nằm phía bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Quanh năm ăm ắp nước và xanh ngắt một màu, như một chiếc gương trên chót vót cao nguyên lộng gió cho mây trời soi bóng. Biển Hồ được bao bọc bởi nhiều bí ẩn và huyền thoại thú vị khiến nơi đây càng trở nên lung linh, huyền ảo.
Tên gọi T’nưng là “hồ không đáy”. Dùng máy hồi âm định vị xác định được Biển Hồ gồm 3 phễu trũng vốn là 3 miệng núi lửa cổ, hai phễu lớn thông với nhau qua một eo khá rộng. Hiện nay đáy hồ bị bồi đắp và trở nên khá bằng phẳng.
Mọi người gọi là Biển Hồ vì diện tích hồ rất rộng, lên tới 228 ha bao quanh những rừng thông và núi, vào mùa mưa, mặt nước có thể lan rộng ra trên 400 ha. Bờ hồ chính là miệng núi lửa nhô cao cho nên đứng từ xa vẫn trông thấy rõ.
Hồ T’Nưng là một trong những hồ đẹp nhất ở Tây Nguyên. khi gió to thường có sóng lớn nên mới gọi là biển hồ. Còn người địa phương gọi là T’Nưng, có nghĩa là “biển trên núi”.
Biển Hồ với truyền thuyết đồng bào Jơ Rai.
Ngày xưa nơi đây là buôn làng sầm uất với những dòng suối nước trong veo. Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng.
Hàng ngày tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng đàn hòa vang thành những khúc nhạc rộn rã, âm vang khắp núi rừng. Thế rồi một năm nọ, trâu bò cả làng đều chết.
Dân làng cho là Giàng (Yang) ghét bỏ nên cùng tộc trưởng vào rừng săn bắt nai đem về làm lễ cúng Giàng. Lễ xong, mọi người đang vui say, tin rằng Giàng sẽ phò trợ.
Nào ngờ, mặt đất bỗng nhiên rung chuyển mạnh làm sụp đổ cả làng xuống vực sâu, nước tràn ngập, không còn một ai sống sót.
Riêng có vợ chồng Mạc Mây bận đi thăm bà con ở xa nên đã tránh được tai nạn thảm khốc. Về làng, chỉ thấy toàn biển nước mênh mông, quá bàng hoàng, khiếp sợ bèn chạy đi báo các làng lân cận về tin khủng khiếp này.
Cũng từ đó, người Jơ Rai nhớ thương da diết những người đã khuất vì tai nạn trên và luôn luôn xem biển hồ T’Nưng là chứng tích của một sự kiện bi thảm khó quên.
Sự tích khác về Biển Hồ trong truyện cổ Jơ Rai
Theo truyện cổ dân gian của đồng bào Jơ Rai kể về sự tích Ia Nưng (Biển Hồ) khi xưa là bến nước uống chung của làng người Jơ Rai. Nước ở bến Ia Nưng rất xanh trong, soi rõ mặt người.
Một hôm, trên đường đi đến bến Ia Nưng để lấy nước, có hai người dân trong làng là Yă Pôm và Yă Chao phát hiện một con heo trắng rất đẹp. Yă Chao đã bắt con lợn trắng xinh đẹp kia về nuôi ở nhà mình.
Hằng ngày, Yă Chao chăm sóc cho lợn trắng đủ thức ăn ngon nhưng chú lợn con không ăn gì cả.
Một lần Yă Chao mang những chiếc bầu đi lấy nước ở Ia Nưng về dính những hạt cát trắng thì bỗng nhiên chú lợn con đã liếm hết những hạt cát một cách ngon lành.
Sửng sốt trước hiện tượng lạ, sau này Yă Chao cứ đi lấy cát trắng về cho chú lợn ăn và lớn nhanh như thổi.
Sau 3 lần trăng tròn, chú lợn trắng lớn bằng con trâu to và khiến cả dân làng ngạc nhiên.
Khi ấy dân làng làm nhà rông mới và sai người trong làng đi tìm một con lợn thật to để cúng Yàng và làm lễ ăn mừng.
Sau khi sai người đi tìm kiếm khắp nơi nhưng không lấy đâu ra con lợn to như già làng mong muốn nên trở về nhà Yă Chao xin bắt con lợn trắng này để làm thịt. Yă Chao kiên quyết từ chối, dù có đổi bao nhiêu tài sản của dân làng cũng không chịu.
Nhưng cuối cùng dân làng đã quyết cử 2 người to khỏe đến bắt cho bằng được con lợn trắng về làm thịt cúng Yàng và chia đều thịt cho các gia đình trong làng để ăn mừng.
Riêng Yă Chao không nhận thịt và thề rằng: “Nếu tôi ăn thịt này thì đất sẽ động, Ia Nưng sẽ sụp lở”.
Nhưng đứa cháu của Yă Chao thấy thịt ngon đòi ăn và khóc cả ngày đêm nên bà không cầm được lòng mà phải cho đứa cháu ăn thịt lợn trắng.
Bỗng chốc, trời đất, núi rừng rung chuyển, nhà cửa ngả nghiêng, vùi lấp cả dân làng. Hai bà cháu Yă Chao chạy nhưng không kịp nên bị nước nhấn chìm biến thành tượng đá dưới đáy hồ…
Cả bản làng bị hủy diệt?
Ngoài ra, còn có chuyện kể rằng, hồ mang tên T’Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Chuyện kể về ngôi làng xưa to và đẹp lắm. Dân làng sống yên vui, hòa thuận lâu đời thì bỗng một hôm, ngọn núi lửa ập tới vùi lấp làng.
Những người may mắn còn sống sót đã khóc thương cho làng mình, khóc cho người thân không ngớt, khiến nước mắt chảy thành suối, các suối đổ về thành hồ. Hồ mang tên T’Nưng là một kỷ niệm chung của làng cổ đó…
Biển Hồ thu hút các nhà khảo cứu.
Theo tìm hiểu, đã nhiều nhà khảo cổ học người nước ngoài đã tìm đến để nghiên cứu về Biển Hồ suốt một thời gian khá dài. Nhiều đề tài khoa học đã chứng minh, Pleiku chính là nơi bao chứa “nền văn hóa Biển Hồ”.
Ở đó, nhiều trầm tích văn hóa được phát hiện, từ xa xưa từng có dấu chân người tiền sử để lại. Khi Biển Hồ vẫn còn là một điều bí mật với nhiều nhà khoa học thì một sự việc xảy ra khiến dư luận phải xôn xao. Việc phát hiện ra khu nghĩa địa “khổng lồ” dưới lòng hồ đã được bàn tán suốt một thời gian khá dài.
Biển Hồ là nguồn nước nuôi sống cư dân phố núi Pleiku.
Có thể bạn quan tâm:
- Biển Mỹ Khê – Điểm dừng chân tuyệt vời khi hè đến
- Côn Đảo – Địa điểm du lịch mà bạn không nên bỏ qua
Dù Biển Hồ gắn liền với nhiều truyền thuyết xen lẫn những câu chuyện huyền bí nơi đây.
Biển Hồ gắn liền với đời sống của cư dân Pleiku. Hiện nay người ta xác định được diện tích của Biển Hồ là nước tự nhiên lớn nhất trong khu vực với diện tích lên đến 240 ha.
Theo các kết quả phân tích về chất lượng nước cho thấy nước ở nơi đây có chất lượng tốt nhất trong tất cả các thuỷ vực mặt nước lớn tại Tây Nguyên cũng như trên toàn quốc.
Chính vì lẽ đó, Biển Hồ là một tài nguyên mặt nước dồi dào, cả chất lượng và trữ lượng đều bảo đảm, mang ý nghĩa chiến lược trong quá trình phát triển thành phố Pleiku.
Ngày trước người ta đồn nhau rằng, đáy Biển Hồ có những cái vực rất sâu, hun hút như giếng nhưng giờ đã được xác định là khá bằng phẳng. Đây cùng là kết quả của việc bồi lắng sạt lở diễn ra liên tục vào mùa mưa trong các năm qua.
Ngày nay, Biển Hồ không chỉ là nguồn cung cấp nước cho người dân trong vùng mà còn là điểm thu hút khá đông khách du lịch.
Du khách đến với Biển Hồ có cơ hội phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè ngút ngàn tầm mắt…hay thành phố Pleiku bao phủ bởi màn sương.
Du khách dễ dàng gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút. Biển Hồ được ví như hạt ngọc của Pleiku, của Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh Gia Lai. Với những chia sẻ bí ẩn về Biển Hồ Gia Lai hy vọng giúp bạn có thêm thú vị.