Tại Việt Nam, bệnh tiểu đường đang tăng ngày một với tỷ lệ chóng mặt. Theo dự tính bệnh lý này đang có xu hướng tăng cao nữa trong tương lai. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cùng tìm hiểu để đưa ra cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hoá khi lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn bình thường. Khi mắc bệnh lý này cơ thể sẽ không thể tự chuyển hóa được nguồn năng lượng cho cơ thể. Tình trạng này để lâu sẽ khiến lượng đường trong máu tích tụ ở mức cao gây nên nhiều tổn thương đến sức khỏe.
Bệnh tiểu đường được tổ chức IDF thống kê với những con số đáng báo động sau:
- Ở độ tuổi từ 0 đến 19 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường với con số 1 triệu trong tổng số 132.600 trẻ em được chẩn đoán bệnh lý tiểu đường tuýp 1.
- Phụ nữ mang thai là đối tượng mắc bệnh này cao với 21 triệu người.
- Bệnh nhân đái tháo đường thường là người cao tuổi khi chiếm 2/3 dân số thế nhưng xu hướng đang ngày càng trẻ hoá.
- Cứ 6 giây sẽ có một người chết vì bệnh lý này và xuất hiện các biến chứng mới đến bệnh.
Bệnh lý tiểu đường được phân thành mấy loại
Hiện tại, bệnh lý này đang được phân thành hai thể cơ bản với những biểu hiện, mức độ nặng nhẹ cụ thể như sau:
Bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh lý này xuất phát từ việc tế bào của Beta nằm ở tuyến tụy bị phá huỷ sẽ làm giảm quá trình tiết insulin thậm chí không tiết ra chất này. Từ đó, hàm lượng insulin ở trong máu thấp gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh lý này phần lớn thường diễn ra ở trẻ em và giới trẻ chiếm 10% người mắc bệnh. Thể bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm và bệnh có nhiều dấu hiệu rõ ràng nên dễ dàng phát hiện.
Tiểu đường tuýp 2
Khác hoàn toàn với thể tuýp 1, ở tuýp 2 này lượng insulin do tuyến tụy tiết ra đảm bảo nhưng lại giảm dần và không có thực hiện được chức năng điều hòa lượng đường trong máu. Những người cao tuổi là đối tượng chiếm phần lớn những hiện tại đang có có dấu hiệu trẻ hoá.
Phụ nữ mang thai là người rất dễ mắc phải bệnh tiểu đường bởi sự thay đổi của hormone. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt khi sinh nở xong, nhưng cần phải có biện pháp can thiệp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Những biểu hiện của bệnh tiểu đường
Tùy vào mức độ nặng nhẹ và ở từng đối tượng khác nhau mà có những biểu hiện khác nhau. Đôi khi người bệnh không có sự thay đổi nhiều về cơ thể dẫn tới việc không thể phát hiện ra. Điểm qua một vài dấu hiệu nhận biết cơ bản nhất sau đây:
- Cảm thấy đói và mệt: Cơ thể người bệnh lúc này không thể tạo ra đủ lượng insulin khiến thức ăn nạp vào cơ thể không được hấp thụ hoàn toàn từ đó cơ thể luôn có cảm giác đói và suy nhược mệt mỏi hơn.
- Thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều: Người bệnh có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần bởi lúc này thận sẽ không thể hấp thu được lượng glucose, khiến hàm lượng đó bị đào thải ra ngoài nên người bệnh sẽ đi tiểu nhiều hơn.
- Khô miệng, ngứa da: Do bệnh nhân thường xuyên tiểu tiện, cơ thể thiếu hụt nước nên lúc nào cũng thấy khô miệng và vùng da khô sẽ gây ngứa ngáy.
- Sụt cân: Đa phần những người tiểu đường sẽ ăn nhiều nhưng lại bị giảm trọng lượng cơ thể bởi hiện tượng mất nước, mô cơ.
- Nhiễm trùng nấm men: Loại nhiễm trùng này xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như ngón tay, ngón chân hay là cơ quan sinh dục.
- Đối với phụ nữ mang thai thường có biểu hiện không rõ ràng, đa phần là khát nước hơn bình thường, đi tiểu nhiều hơn.
Bệnh tiểu đường xuất hiện do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý đái tháo đường đa phần là từ việc quá trình trao đổi chất không diễn ra bình thường ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Quá trình này nếu kéo dài sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao gây ra bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường thể 1
Nguyên nhân của thể này là do tế bào beta bị phá huỷ sẽ không còn tiết đủ hàm lượng insulin cho cơ thể, hệ miễn dịch bị giảm, lượng đường trong máu tăng cao sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mặc dù nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đang còn trong quá trình nghiên cứu nhưng theo nhiều suy đoán nếu gia đình bạn có thành viên mắc bệnh bạn cũng có nguy cơ. Thậm chí bạn cũng bị ảnh hưởng bởi sự tấn công của một số virus.
Đái tháo đường thể 2
Đối với thể này cũng chưa rõ được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên theo thống kê đa phần là do yếu tố di truyền. Cùng với đó có nhiều yếu tố cũng có tác động rất lớn tới tình trạng tiểu đường như:
- Trong gia đình có người bị tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
- Thời gian mang thai bạn đã từng bị tiểu đường.
- Bệnh tim mạch.
- Huyết áp cao.
- Lười vận động, béo phì.
Đối với bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi cơ thể mang thai, nhau thai tạo ra các chất kích thích đẻ bảo vệ sự phát triển của thai nhi cũng sẽ làm tăng kháng insulin. Tuyến tụy sẽ phải sản xuất ra lượng insulin để vượt qua kháng thể, nhưng nhiều trường hợp không thể sản xuất gây nên lượng đường trong máu tăng gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.
Những biện pháp phòng và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Bệnh đái tháo đường rất khó có thể chữa trị dứt điểm, do đó người bệnh cần chủ động phòng ngừa để có được một sức khỏe tốt hơn. Dưới đây là những biện pháp được các bác sĩ khuyến cáo dành cho người bệnh tiểu đường như sau:
Chế độ ăn uống
Với bệnh tiểu đường chế độ ăn uống rất quan trọng để phòng tránh bệnh không trở nặng hơn. Theo đó, cần nghiêm ngặt tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, không được nạp nhiều đường vào cơ thể.
Một nguyên tắc căn bản đối với người bệnh đó chính là phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động. Đồng thời lượng đường huyết phải luôn ở mức ổn định để duy trì hoạt động bình thường và cân nặng phù hợp nhất.
Bệnh nhân hãy xây dựng chế độ ăn uống thanh đạm, không nạp quá nhiều chất vào cơ thể. Nên ăn nhiều chất xơ trái cây và đồ ăn chứa ít tinh bột hay đường vào cơ thể. Người bệnh nên tiến hành đo lượng đường huyết sau ăn và nên nghe theo chỉ dẫn bác sĩ để có được sự lành mạnh nhất, trong ngưỡng an toàn nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị mụn cóc khoa học trả lại làn da mịn màng như ý
- Dầu gội trị gàu – Top 3 dầu gội để trị gàu được tin dùng
Vận động
Những người bị bệnh tiểu đường cần phải siêng năng tập luyện thể dục thể thao giúp giảm lượng đường trong mái và duy trì trọng lượng cơ thể để hạn chế các bệnh lý về huyết áp, tim mạch. Theo khuyến cáo của chuyên gia người bệnh tiểu đường nên tập thể thao đều đặn mỗi ngày 30 phút và thực hiện trong thời gian 5 ngày trên một tuần.
Ngoài ra, hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, nên hạn chế ăn một số thực phẩm khiến lượng đường tăng cao. Đồng thời hãy có chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ và không sử dụng chất kích thích.
Bài viết trên đưa ra những thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường mà nhiều người đang lo lắng mỗi ngày. Nắm bắt được nguyên nhân và đưa ra giải pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm soát bệnh ở mức nhẹ nhất có thể.