Những điểm ghi lại dấu ấn lịch sử của thế hệ đi trước trong thời kỳ chiến tranh luôn được người dân Việt Nam quý trọng. Trong đó Địa đạo Củ Chi là một điểm nổi tiếng, đây là hệ thống phòng thủ vô cùng tinh vi của dân quân dân tộc ta tạo ra trong thời kỳ chiến tranh.
Địa đạo Củ Chi nằm ở đâu?
Địa đạo này vốn là một di tích lịch sử của dân tộc có vị trí tọa lạc ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh bạn đi khoảng 70km về phía Tây Bắc sẽ đến được Củ Chi và khám phá những nét độc đáo của địa đạo nổi tiếng nơi đây. Bởi vì địa danh này rất nổi tiếng nên bạn cũng rất dễ dàng để tìm đến và không mất nhiều thời gian tìm hiểu.
Trước khi tạo ra hệ thống Địa đạo Củ Chi chỉ có những đoạn hầm ngắn và đơn giản để cho chiến sĩ và cán bộ trú ẩn an toàn. Những năm sau đó địa đạo được mở rộng hơn, gia cố một cách chắc chắn để lực lượng quân dân ta có địa điểm ẩn nấp và liên lạc với nhau an toàn. Nhờ vậy những năm tháng chiến tranh của cha ông chúng ta đã có thể vượt qua biết bao khó khăn thử thách để giành lại tự do cho đất nước.
Bến Dược và Bến Đình là hai khu vực bảo tồn di tích địa đạo được Bộ chỉ huy Quân sự TP. Hồ Chí Minh quản lý. Bên cạnh đó mỗi lần đến đây, chúng ta còn được nhìn ngắm vùng giải phóng năm xưa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Một điểm cũng hấp dẫn không kém ngay bên cạnh địa đạo đó là khu sinh thái ven sông Sài Gòn.
Tìm hiểu về lịch sử
Địa đạo Củ Chi hình thành vào giai đoạn năm 1946 đến năm 1948. Đây là thời kỳ chiến tranh Đông Dương, quân nhân đã đào các đoạn hầm ngắn và đơn giản nhằm mục đích trú ẩn và cất giấu vũ khí cũng như các tài liệu quan trọng. Đây là một sáng kiến vô cùng thông minh và nhanh nhạy của lực lượng chiến sĩ, với địa thế rừng hiểm trở của nước ta việc tạo nên địa đạo rất an toàn khiến kẻ thù khó phát hiện được.
Vào năm 1961 đến năm 1965, đơn vị dân quân đã phát triển địa đạo để thông tuyến liên hoàn giữa các ấp, các xã cũng như các vùng lại với nhau. Điều này sẽ giúp quá trình chiến đấu được liền mạch và các chiến sĩ kết hợp với nhau theo đội dễ dàng hơn. Không những thế, ở phía trên mặt đất còn có vành đai giao thông chằng chịt để kết nối Địa đạo Củ Chi lại với nhau bằng các tầng hầm và ngõ ngách nhỏ.
Để trận địa vững chắc và an toàn hơn, địa đạo còn có nhiều ụ chiến, hố đinh hay hầm chông để thuận tiện trong việc chiến đấu với quân địch và sẵn sàng hạ gục chúng bất cứ lúc nào. Cho đến năm 1965 chiến sĩ và quân dân ta đã đào được 200km địa đạo với 3 tầng sâu lần lượt là 3m, 6m và 12m. Khi đó những tầm này đã dần trở thành nơi sinh sống, cứu trợ, tổ chức cuộc họp quân sự và điểm chứa vũ khí trong thời kỳ chiến tranh cứu nước.
Đến Địa đạo Củ Chi bạn được tham quan những gì?
Chắc chắn ai đối với con dân Việt Nam đều tự hào về địa điểm này, đây không chỉ là một khu di tích lịch sử mà còn là minh chứng cho sự hy sinh của các thế hệ đi trước. Chính vì vậy Địa đạo Củ Chi ngày càng thu hút lượng khách du lịch lớn, kể cả những vị khách ngoại quốc. Dưới đây là những điểm bạn đừng quên khám phá nếu có dịp đến với địa đạo này nhé.
Tham quan hầm Địa đạo Củ Chi
Chắc chắn rồi, hầm địa đạo chính là điểm nhấn của khu di tích lịch sử này, bạn sẽ choáng ngợp với những tầng hầm rất kiên cố dài hơn 120km. Đây sẽ là một trải nghiệm khó tin và sẽ giúp bạn tưởng tượng được sự khó khăn của cuộc chiến chống giặc năm xưa. Từ đó quý trọng cuộc sống hòa bình ở hiện tại hơn khi được trải nghiệm món ăn như khoai, sắn,…chấm với muối vừng của bếp Hoàng Cầm làm cho quân dân ăn trong quá trình chiến đấu.
Đường hầm được làm đất sét kết hợp với đá ong, đây chính là lý do hầm rất bền và chắc chắn. Không những thế phần lỗ thông hơi cũng được cất giấu một cách kín đáo trên đất để kẻ địch không thể phát hiện ra được. Đây chính là lý do khách đến đây tham quan không hề lo lắng về vấn đề an toàn. Nhung có một vấn đề sẽ có một số lối đi hẹp, khó di chuyển nên bạn cần chú ý vấn đề sức khỏe trước khi quyết định trực tiếp chui vào bên trong đường hầm.
Trỗi dậy tinh thần dân tộc tại khu tái hiện vùng giải phóng
Đây cũng là một khu vực tham quan bạn không thể bỏ qua nếu đặt chân đến Địa đạo Củ Chi. Những năm tháng chiến đấu oai hùng của cha ông đã được tái hiện trước mắt chúng ta một cách chân thực như những thước phim tài liệu. Khu vực này trong giai đoạn 1961-1972 có 3 không gian chính đó là:
- Không gian 1: Đây là mô hình tái hiện một cách chân thực hình ảnh năm xưa với hoạt động chiến đấu, lao động, sinh hoạt của các chiến sĩ và lực lượng dân quân của đất nước.
- Không gian 2: Nhìn vào đây, bạn sẽ cảm thấy thực sự xót xa với những hình ảnh tiêu tàn, sát xơ của làng quê xưa. Tất cả là do những bom đạn của kẻ địch đã gây ra biết bao đau thương cho dân tộc ta.
- Không gian 3: Những năm tháng chiến đấu, Củ Chi đã bị tàn phá trở nên hoang sơ. Sau trận chiến chỉ còn lại dấu vết của bom đan, vỏ xe tăng. Chính vì vậy nhân dân đã phải sống và sinh hoạt dưới tầng hầm chật hẹp nhưng tinh thần chiến đấu quyết không lùi bước.
Khu giải trí trên nước tại Địa đạo Củ Chi
Cách đó 15 phút đi bộ, bạn có thể đến hồ nước tuyệt đẹp, ngắm nhìn rừng gỗ và những ngôi chùa mô hình cổ kính như Ngọ Môn, Một Cột,…Tất cả hình ảnh chân thực chắc chắn sẽ làm bạn thật sự ấn tượng và khâm phục thiết kế nơi đây. Bên cạnh đó bạn có thể vui chơi ở hồ, chèo thuyền hay tham gia giải trí những trò khác bằng cách mua vé.
Trải nghiệm khó quên tại khu bắn súng
Một khu tham quan luôn thu hút giới trẻ đó chính là khu bắn súng vô cùng thú vị, hấp dẫn gồm có bắn súng quốc phòng và đạn sơn. Tất nhiên bạn phải trả phí cho dịch vụ trải nghiệm này nhưng giá không quá cao chỉ vào khoảng 40 nghìn đến 60 nghìn thôi nhé.
Trải nghiệm bắn súng đạn sơn rất phù hợp cho những ai đi cùng bạn bè hoặc người thân. Bởi vì hình thức này giúp bạn thể hiện khả năng phối hợp nhóm và cách phản ứng trong chiến đấu. Với 1 tiếng trải nghiệm bạn chỉ cần chi trả mức giá 50 nghìn đồng thôi, quá rẻ với những gì bạn có được từ trải nghiệm này đúng không.
Có thể bạn quan tâm:
- Hồ Trị An – Địa danh lý tưởng dành cho các tín đồ mê du lịch
- Phố cổ Hà Nội – Nét văn hóa truyền thống được tái sinh
Trạm cứu hộ động vật hoang dã thuộc địa đạo Củ Chi
Nếu đã đặt chân đến địa đạo, bạn đừng quên ghé thăm bệnh viện hoang dã nằm ở trục đường gần với khu vực địa đạo nhé. Tuy không nằm trong di tích nhưng đến trạm động vật này rất gần nên là điểm thu hút khách mỗi khi đến địa đạo.
Vậy là bạn đã có được những thông tin thú vị về Địa đạo Củ Chi, một địa điểm mang đậm niềm tự hào dân tộc. Nếu bạn đang băn khoăn về điểm du lịch tiếp theo không nên bỏ qua di tích này để hiểu thêm về lịch sử đất nước nhé.