Táo bón nên ăn gì? Top 25 thực phẩm trị táo bón hiệu quả

Ăn gì để không bị táo bón, táo bón nên ăn gì để hết táo bón, thực phẩm trị táo bón nào hiệu quả nhất… là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm, vì gần đây táo bón trở thành một bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhiều người mắc phải do chế độ ăn uống và lối sống tạo ra. Bài viết dưới đây, tổng hợp 25 thực phẩm giàu chất xơ giúp trị táo bón tốt nhất.

Ăn gì để không bị táo bón?

Táo bón là gì? Táo bón là bệnh lý tiêu hóa phổ biến, thường gặp ở khoảng 20% dân số toàn cầu. Đặc trưng bởi tình trạng đại tiện không thường xuyên, với tần suất ít hơn 3 lần mỗi tuần. Khi bị táo bón, phân thường rất cứng, khô, bệnh nhân bị táo bón thường phải gồng mình, rặn mạnh mới thải phân ra ngoài được.

Không chỉ gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống thường ngày, táo bón kéo dài, mạn tính còn gây nguy hiểm đến sức khỏe. Việc rặn mạnh, rặn lâu khiến hậu môn đau rát, chảy máu, lâu dần gây nứt kẽ hậu môn, mắc bệnh trĩ, sa trực tràng, rối loạn toàn thân và ung thư đại trực tràng.

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn ít chất xơ, ít ăn rau củ quả. Vậy Bị táo bón nên ăn gì? Ăn gì để không bị táo bón? Dưới đây là các thực phẩm trị táo bón hiệu quả, người bị táo bón nên bổ sung vào chế độ ăn, giúp điều trị, phòng ngừa và hạn chế táo bón tái phát.

Ăn gì để không bị táo bón?
Ăn gì để không bị táo bón?

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Để trả lời cho câu hỏi của các bệnh nhân “bị táo bón nên ăn gì?”, hầu hết các bác sĩ đưa ra cách trị táo bón phổ biến nhất là tăng cường thực phẩm nhiều chất xơ trong bữa ăn hàng ngày.

Chất xơ là thực phẩm trị táo bón hàng đầu có tác dụng hút nhiều nước, làm mềm phân, ngăn không cho ruột già hút quá nhiều nước từ phân – khiến phân bị khô cứng. Khi vào ruột, chất xơ còn làm tăng khối lượng của phân, khiến phân sệt hơn, từ đó phân dễ dàng được thải ra ngoài hơn

Bên cạnh đó, chất xơ có chức năng điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi khuẩn khiến ruột hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn.

Chất xơ có nhiều trong bất kỳ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt nào. Chất xơ bao gồm hai loại, chất xơ hòa tan (pectin) và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan (pectin) là nguồn chất xơ giá trị nhất bởi nó còn được xem như là một Prebiotic (chất thúc đẩy lợi khuẩn hoạt động), qua đó hỗ trợ:

  • Kiểm soát táo bón, tiêu chảy.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường, béo phì, rối loạn lipid máu.
  • Ngăn ruột hấp thụ chất độc hại từ phân tích tụ lâu ngày khi bị táo bón.

2. Bổ sung nhiều nước

Người bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng nhanh chóng? Hầu hết các bác sĩ cho rằng, thức uống “vàng” để trị táo bón là nước. Nước chiếm tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể tùy lứa tuổi. Uống nước giúp:

  • Bôi trơn thành ruột, giảm sức căng bề mặt của ruột và độ ma sát giữa phân với ruột.
  • Làm mềm phân hiệu quả.
  • Giảm đau rát nếu có xảy ra táo bón.

Chính vì vậy, cung cấp đủ nước là nguồn thực phẩm trị táo bón cơ bản và cần thiết cho sức khỏe nói chung và sức khỏe hệ tiêu hóa nói riêng.

3. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie

Magie là khoáng chất tự nhiên rất quan trọng đối với nhiều hệ thống trong cơ thể, đặc biệt là các cơ và dây thần kinh. Magie citrate cũng làm tăng nước trong ruột. Chính vì vậy, magnesium citrate (magie) được sử dụng như một “loại thuốc” nhuận tràng có trong thực phẩm trị táo bón hoặc có trong thực phẩm bổ sung không thường xuyên trong điều trị táo bón.

Magie hoạt động bằng cách giữ nước làm phân mềm hơn, tăng số lần đi tiêu. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi ăn gì để hết táo bón? Thì magie không phải là lựa chọn tốt để điều trị táo bón mãn tính hoặc lâu dài.

Magie citrate là chất thường dùng trong thuốc nhuận tràng thẩm thấu, làm mềm phân bằng cách tăng giữ nước ở ruột

Trường hợp bị táo bón mãn tính, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, không được sử dụng Magie tùy tiện mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Làm dụng Magie đôi khi còn gây “tác dụng ngược” khiến phân khô cứng hơn bình thường, khiến chứng táo bón trầm trọng hơn.

4. Ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn chính

Khi bị táo bón, mọi người chưa cần hỏi tới vấn đề “bị táo bón nên ăn gì?”, việc cần làm đầu tiên là phải ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn chính, để giảm tải cho dạ dày và đại tràng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Bình thường, người bệnh ăn ngày 3 bữa, chênh lệch giờ. Nay, điều trị bệnh táo bón phải ăn đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày).

5. Hạn chế sử dụng sữa với những người dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose

Có khoảng 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón là do dị ứng đạm sữa bò. Ngoài ra, sữa và các sản phẩm từ sữa như pho mát và sữa công thức có chứa lactose (một hợp chất đường có trong sữa) mà không phải hệ tiêu hóa nào cũng phân giải được. Bất dung nạp lactose thường có triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy. Tuy nhiên, có khoảng 30% người bất dung nạp lactose bị táo bón. Do đó, người dị ứng đạm sữa bò hoặc không dung nạp lactose nên tránh sữa và các chế phẩm có nguồn gốc từ sữa động vật như phô mai, bánh kem sữa, bánh su kem sữa,… 

Bị táo bón nên ăn gì? 25 thực phẩm trị táo bón tốt nhất

Ăn gì để hết táo bón? Dưới dây là danh sách 25 thực phẩm trị táo bón hiệu quả, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chấm dứt và ngăn chặn táo bón.

1. Thực phẩm trị táo bón: Nước

Thực phẩm giúp trị táo bón hữu hiệu nhất là nước uống. Cơ thể thường xuyên thiếu nước là nguyên nhân phổ biến của táo bón và uống nhiều nước thường có thể giúp giảm bớt hoặc giải quyết các triệu chứng táo bón.

Nước có vai trò trao đổi chất, lọc cặn bã khiến chất thải cứng, khô lại, tồn đọng ở trực tràng. Vì vậy, cơ thể không đủ nước sẽ làm phân cứng, khô, vón cục và có thể dẫn đến táo bón. Để khắc phục và phòng tránh táo bón, mỗi người cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước ép hoa quả tươi,…), giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu hóa ổn định.

Nước hỗ trợ nhu động ruột giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn, phòng ngừa và đẩy lùi chứng tình trạng khó chịu này

Táo bón nên ăn gì? Top 25 thực phẩm trị táo bón hiệu quả
Táo bón nên ăn gì? Top 25 thực phẩm trị táo bón hiệu quả

2. Táo bón nên ăn gì: Sữa chua và kefir

Sữa chua là thực phẩm trị táo bón rất hiệu quả, vì sữa chua có chứa các vi sinh vật được gọi là probiotics – còn được gọi là lợi khuẩn, hỗ trợ phân giải thức ăn, làm mềm phân và hạn chế chứng đầy hơi khó tiêu hiệu quả.

Một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới đã ứng dụng việc sử dụng một loại sữa chua probiotic có chứa 3 loại lợi khuẩn Polydextrose, Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium lactis để điều trị táo bón. Kết quả cho thấy việc ăn 180ml sữa chua này mỗi sáng trong vòng 14 ngày đã có thể rút ngắn được đáng kể thời gian phân di chuyển trong ruột già. Từ đó, giúp phân mềm hơn do bị ruột già rút ít nước hơn. Tương tự sữa chua, kefir có khả năng ngăn ngừa táo và làm giảm đáng kể chứng táo bón. 

Trong sữa chua có chứa lượng lớn các lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh, giúp hạn chế và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.

3. Cây họ đậu

Trung bình mỗi 100g các loại đậu bất kỳ (như đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành, đậu đen,..) có chứa khoảng 10g chất xơ. Ngoài ra, trong đậu còn chứa một lượng đáng kể các chất dinh dưỡng khác giúp giảm táo bón như kali, folate, kẽm và vitamin B6. Do đó ăn nhiều thực phẩm họ đậu giúp làm mềm phân hiệu quả. 

4. Mận khô giúp chữa trị táo bón

Mận khô là thực phẩm trị táo bón được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc tự nhiên để chữa táo bón. Mỗi 100g mận khô chứa 7,5g chất xơ – tương đương với 12% lượng chất xơ khuyến cáo mỗi ngày của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.

Cellulose (thành phần chất xơ không hòa tan trong mận khô) giúp tăng khả năng giữ nước và khả năng trương phồng (độ xốp) của phân, khiến phân mềm hơn, giúp người táo bón nhuận tràng.

Ngoài ra, trong mận còn có hàm lượng sorbitol cao. Sorbitol là chất thường dùng trong thuốc nhuận tràng thẩm thấu, làm tăng nhu động ruột giúp phân mềm, dễ đi ngoài hơn.

5. Ăn gì để không bị táo bón: Cám lúa mì

Ở các nước phương Tây, khi người bệnh tìm kiếm vấn đề ăn gì để trị táo bón? thì thực phẩm đầu tiên được nghĩ đến đó chính là cám lúa mì. Cám lúa mì cung cấp hàm lượng chất xơ cao vượt trội so với các loại rau củ quả. Mỗi 100g cám lúa mì chứa đến 43g chất xơ, đáp ứng hơn 100% khối lượng chất xơ cần thiết cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.

6. Bông cải xanh

Bông cải xanh là thực phẩm trị táo bón rất hữu ích trong việc giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Hàm lượng chất xơ trong bông cải xanh chỉ chiếm từ 2-2,6g trên mỗi 100g bông cải xanh. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ này dễ bị suy giảm trong quá trình chế biến. Do đó người bệnh táo bón nên ăn bông cải xanh sống với salad để mang lại hiệu quả điều trị táo bón cao nhất.

7. Bị táo bón nên ăn gì: Táo

Táo là thực phẩm trị táo bón dễ dàng và gần gũi vì có nhiều chất xơ. Trên thực tế, mỗi 100g táo (bao gồm cả vỏ) chỉ chứa 2,4g chất xơ. Tuy nhiên, thành phần chất xơ trong táo lại chứa nhiều chất xơ hòa tan (pectin) – đây là một polymer khi tan trong nước có thể tạo thành một hỗn hợp bôi trơn nhơn nhớt, rất hiệu quả để giữ nước trong phân và bôi trơn thành ruột.

Để tìm câu trả lời bị bón ăn gì? nhiều nhà nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu 80 người bị táo bón cho thấy, chất pectin thúc đẩy phân di chuyển qua ruột, cải thiện các triệu chứng táo bón và tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột. Vì vậy, khi người thân hay bạn bè hỏi ý kiến bị táo bón ăn gì, chúng ta cứ tự tin trả lời: Ăn táo. Ăn táo vừa để tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống, vừa giảm bớt chứng táo bón.

8. Lê

Lê là một loại trái cây rất giàu chất xơ (100g lê chứa 3,1g chất xơ), nên là thực phẩm trị táo bón được nhiều người ưa thích . Trong lê chứa nhiều chất xơ hòa tan, khi gặp nước sẽ giúp làm phân trương phồng lên, háo nước và dễ dàng được thải ra ngoài.

Không những thế, lê còn chứa nhiều Fructose và Sorbitol (hai loại đường có mặt trong lê) giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng “ùn tắc” phân trong đại tràng gây táo bón.

Ăn gì để không bị táo bón? Tiêu thụ nhiều lê giúp ngăn chặn táo bón bởi lê giàu chất xơ, fructose và sorbitol

9. Nho

Nếu bạn đang tìm câu hỏi bị bón nên ăn gì, câu trả lời nhanh nhất là nên ăn nho. Nho thường được xem là một giải pháp 2 trong 1 trong việc chống lại chứng táo bón bởi bên cạnh chứa nhiều chất xơ, nho cũng chứa rất nhiều nước. Đây là một sự kết hợp thực sự hữu ích, vì bạn cần nước để vận chuyển chất xơ qua hệ tiêu hóa của bạn.

Nho là thực phẩm trị táo bón tuyệt vời vì chứa nhiều nước và chất xơ giúp điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

10. Thực phẩm trị táo bón: Kiwi

Kiwi là loại hoa quả tốt cho việc trị táo bón. Trung bình mỗi trái kiwi (69g) chứa:

  • 1g chất xơ – tương đương 6-10% lượng chất xơ mà mỗi người trưởng thành được khuyến cáo dùng mỗi ngày – giúp làm mềm phân, sệt phân.
  • 64mg vitamin C – tương đương 100% lượng vitamin C khuyến cáo cho người trưởng thành mỗi ngày: hỗ trợ tăng nhu động dạ dày, tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
  • 7g Magie – hỗ trợ phân tăng hấp thụ nước, điều trị táo bón.

Người bị táo bón nên kiwi, giúp cung cấp lượng lớn chát xơ, vitamin C, và magie, hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng táo bón

11. Bị bón nên ăn gì: Quả mâm xôi và các loại quả mọng

Quả mọng là tên gọi chung của các loại quả thuộc họ berries, đặc biệt trong số đó là quả mâm xôi (raspberries) – được xem như là thực phẩm trị táo bón hiệu quả nhưng ít người biết đến. Một cốc quả mâm xôi có 8g chất xơ, gấp đôi lượng chất xơ có trong dâu tây. Rắc một vài quả mâm xôi lên trên sữa chua, sinh tố hoặc salad của bạn vừa giúp món rau quả ngon hơn, vừa giúp cải thiện chứng táo bón.

12. Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc

Bánh mì nguyên cám là một loại bánh mì được làm bằng bột mì xay với ngũ cốc nguyên hạt (còn được gọi là bánh mì nâu). Khi ăn các loại bánh mì nâu và các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, ngô, gạo, lúa mạch đen, yến mạch và lúa mạch, cơ thể sẽ được hấp thụ hoạt chất Arabinoxylan – một loại cellulose có trong vỏ ngoài của lúa mì, gạo và các loại ngũ cốc – hỗ trợ điều trị rất tốt bệnh tim, táo bón, tiểu đường.

Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc
Bánh mì nguyên cám, ngũ cốc

13. Dầu ô liu và dầu hạt lanh

Khi bị táo bón thường xuyên, hệ khuẩn đường ruột yếu, táo bón nặng, người nhà thường loay hoay tìm thực phẩm trị táo bón với sự trằn trọc: Bị táo bón nên ăn gì?

Trên thị trường hiện nay có dầu ô liu và dầu hạt lanh có tác dụng nhuận tràng. Chính đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng viêm, giúp bảo vệ hệ đường ruột ổn định đã giúp dầu olive và dầu hạt lanh góp phần làm mềm phân và giảm chứng táo bón.

Ngoài ra, hạt lanh rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan, làm cho chúng trở thành một chất hỗ trợ tiêu hóa lý tưởng. Chỉ cần 1 muỗng canh (9g) hạt lanh nguyên hạt chứa 2,5g chất xơ, đáp ứng 10% nhu cầu hàng ngày của người táo bón.

14. Ăn gì trị táo bón: Quả sung

Ăn sung có bị táo bón không? Không, ăn sung gây táo bón là hiểu nhầm của không ít người. Theo khoa học, sung là thực phẩm trị táo bón hiệu quả và an toàn. Sung giàu canxi, chất chống oxy hóa, với nhiều vitamin và khoáng chất. Quả sung là một cách tuyệt vời để gia tăng lượng chất xơ và thúc đẩy thói quen đi ngoài tốt cho sức khỏe. Ngoài giàu chất xơ, sung có chứa ficin – một loại enzyme tương tự như actinidin có trong kiwi, có tác động tích cực lên ruột. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quả sung làm tăng khối lượng phân và rút ngắn thời gian vận chuyển trong ruột.

15. Thực phẩm trị táo bón: Trái cây có múi

Những loại trái cây có múi thường rất giàu vitamin C, điển hình như cam, quýt, bưởi. Bên cạnh đó, những loại quả này cũng được xem là thực phẩm trị táo bón nhờ chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectin lớn cùng naringenin nên dễ được cơ thể hấp thụ, làm mềm phân, giúp phân ngậm nhiều nước hơn, có tính trương phồng khiến phân dễ dàng được thải ra ngoài hơn. 

Trong cam có chứa nhiều vitamin C, pectin, naringenin có tác dụng làm mềm phân và nhuận tràng

16. Rau bina và các loại rau khác

Rau bina (cải bó xôi) là thực phẩm trị táo bón không chỉ giàu chất xơ mà còn là nguồn cung cấp folate (vitamin B9), vitamin C và K tuyệt vời. Cải bó xôi giúp bổ sung khối lượng và trọng lượng cho phân, giúp phân dễ dàng đi qua ruột hơn. Cải bó xôi có thể luộc, nấu canh; hoặc luộc trộn với một muỗng canh dầu ô liu ăn mỗi tối, sau bữa ăn, liên tục ăn trong một tháng.

Rau chân vịt (rau bina, cải bó xôi) chứa lượng lớn chất xơ và vitamin thiết yếu, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, tăng nhu động ruột, hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng táo bón

17. Atiso

Atisô là một loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa, cung cấp cho bạn 10,3g chất xơ cho mỗi 100g Atiso. Nó đặc biệt giàu chất xơ không hòa tan. Đây là loại chất xơ không hấp thụ nước và làm trương phồng phân của bạn, giúp phân mềm, hạn chế táo bón.

18. Đại hoàng

Đây là thảo dược trị táo bón hiệu quả. Theo Đông y, đại hoàng có vị đắng tính hàn, tỳ vị, thanh tràng thông tiện. Trong y học hiện đại, đại hoàng được ứng dụng làm thuốc nhuận tràng và chống tiêu chảy. Đại hoàng là thực phẩm trị táo bón nhờ chứa chất anthraglycosid – một chất làm tăng khả năng giữ nước của phân – hạn chế hình thành những khối phân quá khô, cứng do táo bón gây nên.

19. Thực phẩm trị táo bón: Khoai lang

Khi bệnh nhân đặt câu hỏi “bị táo bón nên ăn gì?”, nhiều bác sĩ thường gợi ý ngay khoai lang bởi nó có giá thành rẻ và có thể mua được ở bất cứ đâu. Một củ khoai lang nướng (gồm cả vỏ) có 3,8g chất xơ. Phần phần chất xơ của khoai lang nằm ở phần vỏ, vì vậy bạn hãy ưu tiên để nguyên vỏ khi ăn. Khoai lang có tác dụng làm nhuận tràng rõ rệt, phân mềm, tránh được táo bón.

20. Hạt chia

Với hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt chia là thực phẩm trị táo bón được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Tất cả chất xơ trong hạt Chia chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Nhóm chất xơ này hấp thụ chất lỏng thay vì hòa tan vào nước, giúp phân sệt hơn thay vì cứng và cồng kềnh do bệnh táo bón gây nên. Hơn nữa, các acid béo Omega 3 trong hạt chia còn có tác dụng làm trơn đường ruột và giúp quá trình đào thải phân được diễn ra thuận lợi.

21. Ăn gì để hết táo bón: Quả bơ

Bơ không chỉ là loại trái cây giúp đẹp da, giữ dáng mà còn là thực phẩm vàng trong chế độ dinh dưỡng của người bị táo bón. Trong mỗi một ly bơ (146g bơ) thường chứa 10g chất xơ ở cả 2 loại hòa tan và không hòa tan, giúp cải thiện chứng táo bón. Ngoài ra, bơ còn chứa nhiều magie giúp kéo nước trở lại ruột của bạn để giữ cho phân mềm và dễ đi ngoài.

Ăn gì để hết táo bón: Quả bơ
Ăn gì để hết táo bón: Quả bơ

22. Bắp cải

Bắp cải là một nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh và giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Chất xơ không hòa tan chiếm khoảng 70% tổng lượng chất xơ có trong bắp cải, nó làm tăng khối lượng của phân, giúp phân kết dính và di chuyển qua ruột của bạn dễ dàng hơn, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài bắp cải tươi, dưa bắp cải giàu probiotic cũng là thực phẩm trị táo bón hữu hiệu nên có trong thực đơn của mỗi nhà.

Bắp cải có tác dụng thải độc, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, mềm phân và tăng số lần đi tiêu

23. Nước chanh ấm pha muối hoặc trà chanh mật ong

Tiêu thụ mật ong và chanh trong nước ấm giúp giảm táo bón và cải thiện tiêu hóa. Mật ong và chanh có khả năng làm sạch ruột kết, loại bỏ thức ăn không tiêu và các chất độc khác ra khỏi cơ thể. Các enzyme trong mật ong điều trị táo bón và ổn định tiêu hóa.

24. Chuối

Chuối là loại thực phẩm trị táo bón gần gũi nhất, dễ mua nhất, vì giàu chất xơ, là thực vật hòa tan trong nước nên giúp phân mềm nhanh và dễ bài tiết ra ngoài hơn. Chuối chín hoàn toàn chứa nhiều chất xơ hòa tan, rất tốt trong cải thiện tình trạng táo bón. Ngược lại, chuối xanh hay chín chưa kỹ có hàm lượng tinh bột kháng cao, ăn nhiều có thể gây táo bón.

25. Táo bón ăn gì: Cà rốt

Cà rốt có sự pha trộn hoàn hảo giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Nếu bạn muốn tăng cường trao đổi chất và giải độc hệ thống của mình thì bạn chắc chắn nên bổ sung nước ép cà rốt lành mạnh này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Táo bón không nên ăn gì?

Táo bón nên kiêng ăn gì? Người bị táo bón không nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, giúp cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng và hạn chế tái phát. Bên cạnh chế độ ăn lành mạnh, khoa học, bệnh nhân mắc táo bón nên kiêng một số thực phẩm, món ăn gây táo bón sau:

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên, pizza, hamburger
  • Thức ăn quá giàu đạm: Thịt đỏ cần một khoảng thời gian tiêu hóa cao hơn từ 2-3 lần so với rau xanh, vì thế càng ăn nhiều thịt thì khối phân càng cứng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Chẳng hạn như xúc xích, thịt xông khói hoặc một số đồ đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản.

Để giúp ngăn ngừa hoặc giảm táo bón, hãy tránh các loại thực phẩm có ít hoặc không có chất xơ, như thịt đỏ, thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn

Lưu ý quan trọng để phòng ngừa và điều trị táo bón

Bên cạnh việc thay đổi khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng, bạn cần kết hợp xây dựng thêm nhiều thói quen sinh hoạt khác, góp phần điều trị và hạn chế tình trạng táo bón một cách toàn diện nhất. Cụ thể gồm:

  • Vận động thường xuyên: Vận động thường xuyên giúp tăng nhu động ruột, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn thay vì bị “ùn ứ” tại ruột già gây cứng phân, tắc nghẽn hệ tiêu hóa.
  • Không cố nhịn đi ngoài: Thường xuyên nhịn đi ngoài khiến phân dễ kết thành các khối to. Ruột già cũng sẽ có thêm thời gian để hấp thụ nước từ phân, khiến phân cứng hơn, đại tiện đau rát hơn.
  • Đại tiện đúng tư thế: Đại tiện sai tư thế khiến thành hậu môn bị co hẹp, gây đau rát khi thải phân ra ngoài, lâu ngày sẽ gây nên bệnh trĩ – một biến chứng khôn lường của việc đại tiện sai tư thế. Vì thế, hãy đại tiện đúng tư thế để hạn chế tối đa các biến chứng mà bệnh táo bón mang lại.
  • Dùng thuốc nhuận tràng: Nếu tình trạng táo bón kéo dài hoặc quá gây đau rát khi đại tiện, bạn có thể dùng thuốc làm mềm phân để “cấp cứu” trong những tình huống “trớ trêu” ấy. Lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng của nhà sản xuất hoặc đúng khuyến cáo của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Táo bón nên ăn gì, ăn gì để không bị táo bón? Thực phẩm giàu chất xơ là thực phẩm trị táo bón hiệu quả nhất,… Bên cạnh chất xơ, bệnh nhân mắc táo bón cần tăng cường uống nhiều nước, thực phẩm giàu magie, hạn chế ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhiều rau xanh không chỉ giúp cải thiện, phòng ngừa và hạn chế táo bón quay lại, mà còn giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý nguy hiểm khác.

Bài viết gần đây