Hội chứng ruột kích thích phản ánh tình trạng bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Đặc biệt bệnh khó có thể điều trị dứt điểm mà có thể quay trở lại thành nhiều đợt gây nên nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt. Vậy vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân qua phân tích của các chuyên gia nhé!
1. Tổng quan về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (tên gọi theo từ điển y khoa tiếng Anh: irritable bowel syndrome – IBS) xảy ra khi chức năng ruột gặp rối loạn mà không để lại dấu vết viêm loét nào tại ruột hoặc biểu hiện rối loạn về sinh hóa cũng như cấu trúc. Tại Việt Nam bệnh này còn được biết đến với tên gọi viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mạn tính hay hội chứng đại tràng kích thích. Mặc dù bệnh không nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân nhưng lại gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tham khảo thêm:
- Hội chứng ruột kích thích có chữa được không? có nguy hiểm không?
- Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để mau khỏi bệnh
Có khoảng từ 15 – 20% dân số mắc hội chứng ruột kích thích và điều này còn phụ thuộc vào vùng dân cư. Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh là gì, tuy nhiên có thể xét tới các yếu tố nguy cơ sau:
- Do vấn đề từ thực phẩm: hội chứng này có thể xảy ra khi ăn phải một số loại thực phẩm không phù hợp với cơ địa của người bệnh;
- Căng thẳng: một người nếu bị stress do lo âu, suy nghĩ quá nhiều sẽ càng khiến cho các biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh;
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa;
- Do yếu tố di truyền;
- Do nồng độ hormone thay đổi khi phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt.
2. Hội chứng ruột kích thích có gây nguy hiểm tới sức khỏe không?
Như ở trên đã đề cập, hội chứng ruột kích thích tương đối phổ biến trên thế giới. Các báo cáo cho thấy tỷ lệ mắc phải căn bệnh này là 20% nhưng con số thực tế còn lớn hơn nhiều vì chỉ có khoảng 30% các ca bệnh được phát hiện khi đi thăm khám. So với nam giới, nữ giới có tỷ lệ bị bệnh cao hơn gấp 2 – 3 lần. Người trẻ tuổi, đặc biệt là trước tuổi 45 là đối tượng dễ mắc bệnh này.
Khi bị mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng khó chịu, điển hình là hiện tượng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, đau quặn bụng,… khiến công việc và sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần và dần dần dẫn đến các biến chứng như viêm đại tràng mạn tính, trĩ, ung thư đại trực tràng.
Không chỉ có vậy, bệnh nhân khi bị mắc bệnh này nếu kiêng khem nhiều loại thực phẩm thì sẽ không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, sức khỏe sa sút, suy yếu. Chưa kể tới việc bệnh nhân dễ bị chán nản, stress do không điều trị dứt điểm được bệnh.
3. Giải thích vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát?
Là một tình trạng bệnh lành tính nhưng vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát? Đó là do những nguyên nhân sau:
3.1. Bệnh khó chẩn đoán
Những người mắc hội chứng ruột kích thích có biểu hiện rất khác nhau. Có khi vẫn là người bệnh đó nhưng diễn biến của bệnh lại thay đổi theo thời gian, không cố định.
Nhiều trường hợp biểu hiện các dấu hiệu khó chịu nhưng khi thăm khám lại không phát hiện được các thương tổn hữu hình: không có triệu chứng sụt cân, kết quả siêu âm và xét nghiệm thì bình thường, phân không có gì thay đổi rõ rệt, niêm mạc đại tràng bình thường,…
Chính vì khó chẩn đoán bằng cả phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng nên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
3.2. Chỉ tập trung điều trị các triệu chứng của bệnh
Nhiều người thắc mắc vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát trong khi tôi đã tích cực điều trị rất nhiều lần, nhưng thực tế đó chỉ là các giải pháp điều trị triệu chứng. Ví dụ như khi gặp hiện tượng đau bụng, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt; hoặc khi táo bón thì uống thuốc nhuận tràng; khi bị đi ngoài thì dùng thuốc cầm tiêu chảy,… mà không chữa triệt để phần gốc của bệnh.
3.3. Không hoàn toàn kiểm soát được các nguyên nhân gây bệnh
Ngay cả khi đã biết được nguyên nhân dẫn tới hội chứng ruột kích thích nhưng người bệnh vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc điều trị bệnh dứt điểm. Lý do là vì rất khó kiểm soát chặt chẽ được các yếu tố gây bệnh như:
- Do thực phẩm người bệnh ăn hàng ngày: mặc dù vẫn chưa làm rõ được mối liên hệ giữa tình trạng khó dung nạp hay dị ứng một số thực phẩm nhưng nhiều bệnh nhân đã xuất hiện các triệu chứng nặng hơn sau khi tiêu thụ những món ăn dễ sinh hơi hoặc khó tiêu như: pho mát, sữa, rượu bia, đồ chiên rán, socola, bông cải, bắp cải, cá, cua, đậu, trứng, mỡ, đồ uống có gas,… Đáng chú ý nhiều loại thức ăn trong số đó rất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng, nếu kiêng khem hoàn toàn hoặc kiêng quá mức thì dễ dẫn tới thiếu chất, ốm yếu, mệt mỏi,…;
- Do nội tiết tố: sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới, nhất là sau chu kỳ kinh nguyệt có liên quan tới nguy cơ bị viêm đại tràng co thắt. Do vậy phụ nữ thường có tỷ lệ bị bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với đàn ông. Mà chu kỳ kinh nguyệt thường ghé thăm phái nữ đều đặn 1 lần mỗi tháng nên đây cũng là nguyên nhân vì sao hội chứng ruột kích thích dễ tái phát;
- Do yếu tố thần kinh trung ương: bệnh nhân bị mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ lâu ngày,… cũng có thể dẫn tới hội chứng ruột kích thích. Khi não bộ bị căng thẳng sẽ tác động lên đường ruột, khi đó nhu động ruột bị rối loạn gây ra các cơn đau co thắt, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong ruột làm mất cân bằng hệ vi sinh tiêu hóa, hệ quả là người bệnh bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, con người rất dễ gặp các vấn đề về tâm lý và rối loạn tinh thần. Chính vì thế nên hội chứng ruột kích thích rất dễ tái phát.
Có thể bạn quan tâm:
- Kem dưỡng da tay: Cách dùng hiệu quả cho chị em phụ nữ
- Nấm da đầu là gì? Biểu hiện bệnh lý cụ thể và điều trị
Tuy hội chứng ruột kích thích không nghiêm trọng tới mức khiến người bệnh tử vong nhưng cơ hội điều trị dứt điểm là không cao. Do đó chỉ có thể điều trị giảm nhẹ các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đau bụng,… để bệnh nhân bớt khó chịu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tự điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học và lành lạnh hơn, hạn chế các thức ăn khó dung nạp, tránh căng thẳng, tăng cường vận động để cải thiện bệnh và phòng ngừa nguy cơ tái phát.