Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Hội chứng ruột kích thích thường tái phát nhiều lần với những cơn đau quặn bụng khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc uống trong quá trình điều trị. Vậy hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?

Hội chứng ruột kích thích có chữa khỏi được không?” luôn là nỗi trăn trở của nhiều người. Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, chưa có phương pháp nào được công nhận là điều trị bệnh này khỏi một cách triệt để.

Tham khảo thêm:

Để giảm thiểu các triệu chứng tái đi tái lại như đau bụng, thay đổi tần số đại tiện,…thì bệnh nhân nên có các biện pháp khắc phục. Bởi những triệu chứng này tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống. Vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc điều trị và tự điều chỉnh thói quen sinh hoạt.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Để khắc phục các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc điều trị. Bạn nên tuân thủ hướng dẫn về cách dùng và liều lượng, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng tránh bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

Thuốc uống chữa hội chứng ruột kích thích không kê đơn

Dưới đây là các loại thuốc chữa hội chứng ruột kích thích không kê đơn, để giảm nhanh triệu chứng khó chịu bạn có thể lựa chọn và sử dụng:

Thuốc nhuận tràng

Nếu gặp phải tình trạng táo bón, rặn mót bạn nên sử dụng thuốc có hoạt chất như: Polyethylene glycol, Magie hidroxit. Bởi vì chúng có tác dụng nhuận tràng, làm tăng nhu động ruột. Do đó khi uống loại thuốc này cũng giống như bạn đang bổ sung một lượng lớn chất xơ vào cơ thể. Phân sẽ được làm mềm và giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng

Thuốc trị tiêu chảy

Bị hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì, khi bị tiêu chảy bạn có thể lựa chọn thuốc có thành phần là Loperamide hydrochloride hoặc Diphenoxylate. Những loại thuốc này có tác dụng tăng trương lực cơ co thắt hậu môn, giảm nhu động ruột từ đó giảm số lần đi đại tiện.

Đồng thời thuốc còn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm tiết dịch và làm tăng độ đặc của phân. Do đó tình trạng đi ngoài phân lỏng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước và bổ sung các chất điện giải nhằm bù lại lượng đã mất do tiêu chảy.

Bệnh nhân hội chứng ruột kích thích có thể lựa chọn thuốc có thành phần là Loperamide hydrochloride hoặc Diphenoxylate

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau là một trong những thuốc uống trị hội chứng ruột kích thích. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp người bệnh gặp phải các cơn đau bụng quặn,…Do đó, bạn có thể dùng thuốc có hoạt chất như: Pregabalin, Gabapentin để giảm nhẹ cơn co thắt.

Chế phẩm sinh học

Probiotics là những vi sinh vật có lợi giúp cải thiện các tình trạng khó chịu ở đường ruột. Do đó khi bị chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học để cân bằng vi sinh vật, thúc đẩy khả năng tiêu hóa. Một số sản phẩm mà bạn có thể bổ sung như: sữa chua, men tiêu hóa,…

Thuốc uống trị hội chứng ruột kích thích kê đơn

Ngoài thuốc không kê đơn, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích có kê đơn như:

Thuốc chống trầm cảm

Trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn có thể chỉ định những loại thuốc trầm cảm cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Bởi vì, loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh ở đường ruột. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu triệu chứng đau bụng, đồng thời giảm căng thẳng lo âu.

Do đó, đối với những người mắc bệnh nhưng không bị trầm cảm thì bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng thấp hơn. Trong quá trình sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: chóng mặt, khô miệng, mờ mắt,…

Thuốc kháng Cholinergic

Thuốc kháng Cholinergic là lựa chọn giúp bạn giảm thiểu những cơn đau bụng âm ỉ do co thắt ruột. Đây là nhóm thuốc có chứa hoạt chất Dicycloverine hoặc Hyoscyamine có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh Acetylcholine và xung động thần kinh giao cảm. Do đó làm giảm quá trình nhu động ruột cũng như sự co bóp cơ trơn ở hệ tiêu hóa.

Vì vậy, thuốc thường được chỉ định cho những người có triệu chứng tiêu chảy từng cơn. Ngay sau khi uống, tình trạng này sẽ được cải thiện, số lần đi ngoài cũng giảm dần.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc kháng Cholinergic bạn cũng có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn như táo bón, khô miệng, giãn đồng tử, mờ mắt,…

Thuốc chứa hoạt chất Eluxadoline

Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì, thuốc chứa hoạt chất Eluxadoline chính là loại thuốc được kê đơn từ bác sĩ. Bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng điều trị tiêu chảy và những cơn đau bụng, thông qua cơ chế giảm cơ co thắt và bài tiết chất lỏng bên trong ruột. Đồng thời, thuốc còn làm tăng trương lực cơ ở trực tràng giúp người bệnh giảm số lần đi đại tiện.

Mặc dù Eluxadoline là nhóm thuốc phù hợp với người mắc hội chứng ruột kích thích nhưng trong quá trình sử dụng vẫn gặp phải tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón nhẹ,…

Alosetron

Trong những trường hợp bệnh tiến triển nặng và bị tiêu chảy nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định Alosetron. Loại thuốc này có công dụng giảm đau bụng, làm chậm sự di chuyển của phân do đó, người bệnh có thể hạn chế được tình trạng đi ngoài đột ngột.

Linaclotide

Linaclotide là thuốc dùng để điều trị tình trạng táo bón trong hội chứng ruột kích thích hoặc chứng táo bón vô căn mạn tính. Trước khi ăn khoảng 30 phút bạn có thể uống thuốc này để làm mềm phân, giảm thiểu chướng bụng hoặc đi ngoài cảm giác chưa hết phân.

Trong quá trình sử dụng bạn có thể bị tiêu chảy nhẹ, đau bụng khó chịu. Khi gặp các dấu hiệu bất thường như phát ban, sưng mặt, khó thở,… bạn nên liên hệ nhanh với bác sĩ để có biện pháp xử lý.

Rifaximin

Rifaximin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Rifamycin, có tác dụng đối với vi khuẩn có trong dạ dày. Loại thuốc này được sử dụng trong trường hợp bị tiêu chảy, mất cân bằng vi sinh đường ruột. Vì vậy người bị “hội chứng ruột kích thích dùng thuốc điều trị gì”, thì Rifaximin là giải pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.

Thuốc chỉ có tác dụng tại chỗ, ngay tại đường tiêu hóa nên người bệnh ít khi gặp phải tác dụng phụ sau khi uống. Người bị hội chứng ruột kích thích dùng thuốc điều trị gì thì Rifaximin là giải pháp giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột.

Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để mau khỏi bệnh
Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì để mau khỏi bệnh

Lubiprostone

Để giải đáp cho “bệnh hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?” thì sau khi đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì bạn có thể dùng Lubiprostone để chữa trị chứng táo bón. Đây là nhóm thuốc kích thích dòng Aschloride, hoạt động với cơ chế tăng tiết chất lỏng trong ruột non, từ đó thúc đẩy phân di chuyển dễ dàng hơn. Do đó, người bệnh sẽ không phải rặn mót hoặc gặp khó khăn khi đại tiện.  

*Lưu ý: Việc dùng thuốc Tây phải có sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích từ dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu triệu chứng ở mức nhẹ bạn cũng có thể áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng các bài thuốc dân gian dưới đây:

Lá ổi

Trong lá ổi chứa nhiều Tanin là chất có tác dụng làm se niêm mạc ruột và kháng khuẩn. Do đó khi bị tiêu chảy nhiều người đã sử dụng loại lá này và thu lại hiệu quả tích cực. Vậy hội chứng ruột kích thích nên uống nước gì dựa vào cách làm dưới đây bạn có thể uống nước lá ổi để giảm số lần đại tiện.

Các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị 50 lá ổi non rồi đem rửa sạch.
  • Để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn ký sinh trùng trên lá bạn nên ngâm lá ổi với nước muối.
  • Sau đó cho lá ổi và 2 bát nước vào nồi, đun nhỏ lửa và để sôi trong khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp.
  • Cuối cùng bỏ bã và chắt lấy nước uống trong ngày, sử dụng thường xuyên để cải thiện tình trạng đi ngoài.

Hội chứng ruột kích thích nên uống gì, bạn có thể nấu nước lá ổi để uống hàng ngày

Củ sen

Củ sen có tác dụng thanh lọc cơ thể, điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa nên rất thích hợp với người mắc hội chứng ruột kích thích. Vì vậy khi mắc bệnh bạn nên sử dụng loại củ này nấu cháo để giảm nhẹ triệu chứng đau bụng do co thắt.

Cháo củ sen là món đơn giản bạn có thể nấu theo các bước sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 40g củ sen, 60g gạo tẻ, đậu ván trắng sau đó đem rửa sạch.
  • Củ sen cắt nhỏ rồi cho tất cả nguyên liệu vào nồi để hầm nhừ.
  • Nêm gia vị tùy theo khẩu vị, bạn nên ăn liên tục trong khoảng 15 – 30 ngày để mang lại hiệu quả.

Lá lược vàng

Flavonoid là hoạt chất có nhiều trong lá cây lược vàng. Với khả năng kháng viêm, giảm đau, giảm nhu động ruột, hoạt chất này giúp giảm thiểu triệu chứng đau bụng co thắt. 

Do đó, khi mắc hội chứng ruột kích thích bạn không nên bỏ qua cách nấu nước lá lược vàng để uống. Các thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt nhỏ thân, lá cho vào nồi chứa 1 lít nước và đun trong 12 tiếng rồi chắt lấy nước uống trong ngày.

Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ

Có thể bạn quan tâm:

Hội chứng ruột kích thích có nên uống tinh bột nghệ không? Được biết trong loại tinh bột này chứa nhiều Curcumin là hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh. Đồng thời chúng còn giàu xơ và vitamin nên có thể giảm hiện tượng chướng bụng và tăng khả năng tiêu hóa.

Vì vậy khi bị bệnh bạn có thể dùng nước ấm pha tinh bột nghệ với mật ong để uống. Sau một thời gian uống liên tục bạn sẽ cảm thấy triệu chứng bệnh được cải thiện.

Trên đây là câu trả lời: hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì? Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích để tham khảo trong quá trình điều trị bệnh được tốt hơn!

Bài viết gần đây