Bệnh tiểu đường có chữa được không? Giải đáp từ bác sĩ

Nhiều người truyền tai nhau các loại thuốc và phương pháp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không? Cùng xem bài viết dưới đây.

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng đường huyết trong máu luôn cao hơn bình thường. Mức đường huyết bình thường của một người khi nhịn đói thường dưới 100mg/dl và sau khi ăn 2 giờ là dưới 140mg/dl. Có 2 thể thường gặp: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Cả hai loại tiểu đường đều có một số điểm tương đồng về triệu chứng: khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn mệt mỏi, sụt cân,… nhưng nguyên nhân và hướng điều trị khác nhau.

Tham khảo thêm:

Với tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân do hệ thống miễn dịch tấn công phá hủy các tế bào tuyến tụy (còn gọi bệnh tự miễn) khiến cơ quan này không có khả năng tạo ra insulin. Hiện chưa có cách ngăn ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường tuýp 1.

Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa với đặc trưng lượng đường huyết trong máu luôn cao hơn mức bình thường.

Trong khi đó, tiểu đường tuýp 2 xảy ra do lối sống, chế độ ăn uống, liên quan chặt chẽ đến bệnh béo phì và có xu hướng di truyền khiến insulin ngày càng hoạt động không hiệu quả. Dù đái tháo đường tuýp 2 phổ biến hơn đái tháo đường tuýp 1 nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng điều chỉnh lối sống (tăng cường hoạt động thể lực phù hợp), xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh (ít tinh bột, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh,…).

Khi nhận thấy các dấu hiệu: khát nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều nhưng vẫn mệt mỏi, sụt cân,…, người dân nên đi khám với bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được xét nghiệm, tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, người bệnh tiểu đường dễ gặp phải các biến chứng ở mắt (xuất huyết võng mạc, mù lòa,…), suy thận, đau tim, đột quỵ. Ngoài ra, người bệnh không kiểm soát tốt đường huyết còn có nguy cơ gặp phải biến chứng cấp tính: nhiễm toan ceton (tình trạng máu chứa nhiều axit), tăng áp lực thẩm thấu máu,…

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, cần dùng thuốc suốt đời, hiện vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm. Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay dùng thuốc Tây y, điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống,… giúp người bệnh kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng ở một mức độ nhất định.

Bệnh tiểu đường có chữa được không? Giải đáp từ bác sĩ
Bệnh tiểu đường có chữa được không? Giải đáp từ bác sĩ

Trước những trở ngại, biến chứng mà bệnh đái tháo đường gây ra cho người bệnh, các nhà khoa học đã nỗ lực phát triển các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh việc dùng các loại thuốc Tây y, dưới đây là một số liệu pháp chữa trị đái tháo đường đang được nghiên cứu:

1. Đối với tiểu đường tuýp 1

Cấy ghép tuyến tụy

Ghép một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy của người khác vào cơ thể người bệnh tiểu đường tuýp 1.

Liệu pháp tế bào gốc

Liệu pháp tế bào gốc là một trong những hy vọng lớn hướng tới việc phát triển phương pháp chữa bệnh tiểu đường tuýp 1. Thay thế các tế bào sản xuất insulin bị thiếu có thể phục hồi quá trình sản xuất insulin, từ đó chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, việc cấy ghép tế bào tuyến tụy không dễ dàng, do phản ứng thải ghép của cơ thể tiêu diệt các tế bào được cấy ghép. Do đó, các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực hoàn thành các thử nghiệm liệu pháp này ứng dụng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1. 

Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy

Tế bào tiểu đảo tuỵ là các cụm tế bào trong tuyến tụy chứa tế bào beta tạo ra insulin. Các nhà khoa học lấy các tế bào từ người hiến tặng nội tạng, cấy ghép và đưa chúng vào cơ thể người bệnh.

Tuyến tụy nhân tạo

Với người bệnh đã không còn các tế bào sản xuất insulin, giải pháp ngắn hạn là “tuyến tụy nhân tạo”. Hệ thống này đo đường huyết liên tục và bơm lượng insulin phù hợp vào máu. Kiểm soát đường huyết bằng máy mang lại hiệu quả cao hơn, giúp hạn chế biến chứng. Tuy nhiên, để tự động hóa hoàn toàn, cần có các dạng insulin nhanh hơn để phản ứng đủ nhanh với những thay đổi về lượng đường trong máu. Hơn nữa, các thuật toán hiện tại cần phải cải thiện đáng kể để đưa ra các dự đoán chính xác.

2. Đối với tiểu đường tuýp 2

Đến nay, đã có hơn 40 loại thuốc và thuốc tiêm được phê duyệt sử dụng cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Một trong những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả là chất đồng vận thụ thể glucagon-like peptide (GLP) -1, kích thích tế bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin. Đồng thời, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết glucagon, một loại hormone có tác dụng ngược lại với insulin.

Ngoài ra, cải thiện tình trạng béo phì cũng là một trong những yếu tố tiên quyết trong điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Song song với việc người bệnh cần giảm cân, ăn uống lành mạnh (giảm tinh bột và chất béo có hại), các nhà khoa học Đức cũng đang nỗ lực thử nghiệm một loại kháng thể có tác dụng giảm chất béo, ngăn ngừa kháng insulin và kiểm soát việc ăn uống quá mức.

Người mới bị tiểu đường có chữa khỏi không?

Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, điều trị gần như là suốt đời. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị kiểm soát tốt đường huyết giúp người bệnh khỏe mạnh, đảm bảo sinh hoạt, công việc hàng ngày và hạn chế biến chứng gây suy giảm tuổi thọ.

Cách điều trị đái tháo đường theo hướng dẫn chuyên gia

1. Thực hiện lối sống lành mạnh

Cũng như nhiều bệnh khác (suy thận, tim, huyết áp,…) người bệnh bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2 cần thực hiện lối sống lành mạnh bên cạnh tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường. Theo đó, không thức khuya, ăn đúng giờ giấc, không hút thuốc lá, không dùng các chất kích thích (rượu, bia,…), kiểm soát căng thẳng.

Cách điều trị đái tháo đường theo hướng dẫn chuyên gia
Cách điều trị đái tháo đường theo hướng dẫn chuyên gia

Có thể bạn quan tâm:

Bên cạnh đó, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… vừa đảm bảo chất dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt động trong ngày vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất, lưu thông khí huyết. Vận động hợp lý còn giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ.

2. Tuân thủ theo lộ trình điều trị

Với người bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh phụ thuộc vào insulin, phải tiêm insulin hàng ngày. Trong khi đó, với tiểu đường tuýp 2, người bệnh phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường, gồm: metformin (glucophage, glucophage XR, glucofast, Panfor,..), thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone), sulfonylureas (glimepiride, glipizide và glyburide), thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 (liraglutide, semaglutide, exenatide), thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 (sitagliptin, saxagliptin, vildagliptin và linagliptin),…

Lưu ý, người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc dân gian khiến bệnh tình thêm trầm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Khi có các dấu hiệu bất thường như chán ăn, đau bụng, mệt mỏi kéo dài,… 

Bệnh tiểu đường có chữa được không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên, vì đây là bệnh lý mãn tính nên không thể trị dứt điểm. Nhưng đừng vội lo lắng, việc phát hiện sớm và điều trị kiểm soát tốt đường huyết giúp người bệnh khỏe mạnh, hạn chế biến chứng gây suy giảm tuổi thọ. Và để đảm bảo việc điều trị đúng lộ trình hãy liên hệ các chuyên gia khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được hỗ trợ.

 

Bài viết gần đây